Tóm lại, Sadhguru có bao nhiêu phương pháp?
Bức tranh toàn cảnh, yoga, Kundalini và những khúc mắc của nhiều người…
2 năm qua, vì không tìm được tư liệu hệ thống toàn cảnh nên mình đã hỏi rất nhiều người, nhưng hầu hết chỉ kể tên được 4 con đường rồi thôi, không trả lời được những câu khác, hoặc không hiểu câu hỏi của mình. Mình cứ trăn trở mãi vì muốn có cái nhìn tổng quát hơn về các phương pháp của Sadhguru.
Hôm nọ, tình cờ thấy bình luận của 1 bé fan, 1 fan nữ bình thường thôi, nhưng cảm thấy nó có thể trả lời thỏa đáng câu hỏi của mình, mình dò hỏi, và hôm nay mình đã có kết quả.
Ôi, biên soạn lại bài này mà mình mừng, khóc luôn. Có một số ý chưa thông, mình hỏi, nó giải thích thêm thì xúc động thêm một bậc.
Xin chia sẻ cùng bạn. Nó có thể không đúng hoàn toàn, nhưng nó mang lại cái nhìn toàn cảnh hơn, ít nhất là không bị mù mờ lẫn lộn như trước đây nữa.
Cảm ơn H.
***
Có 4 con đường chính (để giải thoát, tan biến, hòa vào đại thể) – của yoga – và Sadhguru cung cấp nhiều công cụ cho các con đường đó như:
🍇🍇🍇🍇🍇
Con đường 1. Bhakti Yoga
(con đường cảm xúc – sự sùng mộ, tình yêu)
Hợp với những ai có trái tim rộng mở, giàu cảm xúc. Vợ của Sadhguru là theo con đường này, thông qua tình yêu với Sadhguru.
Sadhguru cũng giới thiệu các công cụ hỗ trợ – để tạo ra sự cộng hưởng cảm xúc (như Nada Yoga, Mantra Yoga), trong đó:
+ Nada Yoga là sử dụng âm thanh từ nhạc cụ như chuông, đàn, sáo, trống… Ví dụ như bài này của kênh Sounds of Isha (kênh chuẩn), từ phút 01:09 âm thanh như thần tiên luôn https://youtu.be/ATpdRfzNHHs?si=LamjltOFkd8Z0XaC
+ Mantra Yoga là sử dụng rung động của tiếng Sanskrit. Tâm trí của bạn có thể không hiểu nghĩa của các bài Mantra tiếng Sanskrit (bài tụng – chant), nhưng từng tế bào của cơ thể bạn lại hiểu âm vang đó.
Có thể nghe tại kênh chính thống của Sadhguru Isha: https://www.youtube.com/channel/UCT8M_hDfTRjUbs8hwahZyBA
🍇🍇🍇🍇
2. Jnana Yoga (Gnana, con đường trí tuệ)
Krishnamurti là theo con đường này.
Sadhguru cung cấp một số công cụ hỗ trợ như:
– Cỗ máy thiền, tức đền Dhyanalinga (để theo hướng Dhyana Yoga – Yoga thiền định – vì trí tuệ sinh ra từ thiền định.).
– Cung cấp các bài giảng, khóa học, sách (để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, theo hướng Svadhyaya Yoga – Tri thức thu nhận từ việc học hỏi, nghiên cứu…).
Ở đây, tri thức không đồng nghĩa với trí tuệ. Tri thức chỉ trở thành trí tuệ khi được chuyển hóa hoàn toàn thành trải nghiệm.
Trong thiền định, con người trải nghiệm sâu sắc những gì họ đã biết, từ đó trí tuệ được khai mở và đạt tới trạng thái cuối cùng là tình yêu thông qua ý thức.
(nhờ vào việc LỰA CHỌN TRỞ THÀNH TÌNH YÊU, tình yêu ở đây không phải luyến ái nam – nữ).
Và tình yêu chính là trí tuệ vì nó sinh ra từ sự nhận thức sâu sắc.
🍇🍇🍇🍇🍇🍇
3. Karma Yoga (con đường hành động)
Cụ thể là Seva Yoga (phụng sự cộng đồng)
Trung tâm Sadhguru có các tình nguyện viên phục vụ theo hướng này, họ làm việc với cường độ cực kỳ cao để giải thoát – chết – tan biến – chứ không phải thành Phật hay thành cái gì đó).
Bạn có thể làm tình nguyện viên ở bất cứ đâu, miễn bạn vui vẻ và sẵn lòng làm điều đó.
Hôm nọ mình đi lễ ở chỗ kia và gặp một người làm tình nguyện viên tại đó (rửa chén, quét tước, dọn dẹp). Họ làm nhiều nhất nhưng phàn nàn nhiều nhất, gương mặt khó chịu rõ rệt, nhưng vẫn làm hì hục để có công quả, công đức, có phước. Đó không phải phụng sự trong trí tuệ. Đó chỉ là nỗ lực trong vô minh.
Ngược lại, có những người dù làm thuê lấy tiền nhưng họ tận tâm và vui vẻ với công việc đó, họ chu đáo hết mức có thể – không phải vì lương họ cao, mà vì thái độ sống của họ là như vậy, hết lòng với công việc, muốn mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho cộng đồng, mình thấy đó cũng là phụng sự.
Và rất nhiều người đang chia sẻ những thông tin bổ ích cho mọi người, đó cũng là phụng sự.
🍇🍇🍇🍇
4. Kriya Yoga (con đường năng lượng)
Sadhguru cung cấp công cụ hỗ trợ chủ đạo là Hatha Yoga (các bài yoga đang được Sadhguru chia sẻ hiện nay như Shambhavi MahaMudra Kriya, Surya Kriya, Yogasana… và các bài miễn phí có sẵn trên youtube như:
– 5 bài yoga miễn phí: https://youtube.com/playlist?list=PLwaP6DLvGc4emwGny_h0PJdrdACFq3B_8&si=x-YySe9huVFTYNRe
– Bài thiền Isha Kriya: https://youtu.be/niaZYIKSxxM?si=pQVYpxDUiuFBMvOP
Giải thích thêm: Chữ Hatha Yoga bao gồm Ha (mặt trời), tha (mặt trăng), thực chất là đề cập tới Ida (bên trái – tính nữ) và Pingala (bên phải – tính nam) – Hai Dòng Năng Lượng Chính Trong Cơ Thể.
Vì vậy, trong các bài yoga của Sadhguru, nữ luôn quay sang bên trái, còn nam luôn quay sang bên phải trước. Hoặc dễ hiểu hơn là mấy cái sutra – dây kinh đeo tay thì nữ luôn đeo bên trái, còn nam luôn đeo bên phải.
Mục đích của Hatha Yoga là để mang lại sự cân bằng của hai dòng năng lượng này, để năng lượng có thể chảy tự do qua Sushumna Nadi (chạy dọc cột sống), năng lượng được kích hoạt, thật ra chính là kích hoạt Kundalini.
Trong Hatha Yoga có sử dụng: Asana (các tư thế) và Pranayama (hơi thở).
Các tư thế giúp kích hoạt các điểm năng lượng trong cơ thể, trong khi đó, cách hít thở giúp điều phối năng lượng (được giải phóng từ các tư thế) đến những điểm mục tiêu, và trong yoga của Sadhguru thì là tới Sushumna Nadi, tức kích hoạt Kundalini.
Theo Sadhguru, các tư thế (asana) và hơi thở (pranayama) giúp điều chỉnh luồng khí trong hơi thở, điều chỉnh hoocmon – chính hoocmon mới là thứ tạo ra cảm xúc.
Cảm ơn H đã nhọc công giải thích và chia sẻ.
Biết ơn cưng vô cùng. 🍇🍇