• Giỏ hàng
  • Viết vu vơ
  • 0 - ₫0

Cây Hoa Lá chấm com

Trang chủ » Sức khỏe » Ai không được dùng neem nghệ và nilavembu?

Ai không được dùng neem nghệ và nilavembu?

07/06/2025 07/06/2025 Cây Hoa Lá

Cái neem nghệ và Nilavembu của trung tâm Sadhguru ak, không phải ai cũng uống được là vì Neem nghệ rất nóng và Nilavembu rất mát.
Hai loại này đều chỉ hợp với người người lao động chân tay, vận động nhiều, tập yoga hoặc tập thể dục nhiều thôi.
Người lười biếng, ít vận động thì không hợp.
Nói nôm na là: THUỐC KHÔNG DÙNG CHO KẺ LƯỜI
Lười mà uống neem nghệ là nóng nhiệt, thở ra lửa, táo bón, nổi mụn, nổi mề đay, ngứa…
Lười mà uống Nilavembu là nhức mỏi thêm, trì trệ thêm, âm hàn thêm.
Tại sao hé?
* Với Neem nghệ: Neem nghệ làm nóng cơ thể, sinh nhiệt – khởi động bộ máy năng lượng, nhiệt này qua quá trình vận động (siêng năng, vận động nhiều) thì thoát ra qua mồ hôi, qua da, qua hơi thở, qua nước tiểu… nên giúp giải cái nóng từ neem nghệ, không gây tích nhiệt… Vì vậy, người vận động nhiều uống xong thấy khỏe và mạnh rõ rệt. Uống vào như thuốc tiên.
Ngược lại, người ít vận động, uống vào thì nhiệt của neem nghệ làm nóng lên nhưng không vận động thì không thoát nhiệt được, nhiệt này tích tụ lại, gây táo bón, nóng và nổi mề đay… các kiểu.
Trước đây, hễ mình uống neem nghệ là táo bón ngay, kèm ngứa, gãi tróc da luôn; giờ uống thì không bị gì vì mình vận động nhiều hơn rồi.
* Với Nilavembu: Nilavembu làm mát cơ thể, làm dịu lại sự nóng, sự căng thẳng nên hợp với người vận động nhiều luôn, nhất là người đốn củi, sửa máy, bưng vác, làm việc nặng gây đau nhức, đau cơ, sưng mỏi… thì uống vào giảm đau, dịu cơn đau rõ rệt.
Ngược lại, người làm việc văn phòng, cơ thể lạnh, không có cách nào vận động làm nóng cơ thể từ bên trong thì cơ thể bên trong đã lạnh, âm, hàn rồi. Uống Nilavembu (thành phần chủ yếu là xuyên tâm liên) thì nó lại cực hàn, vị đắng, khóa khớp tủy nữa.
Vì vậy, người ít vận động mà uống Nilavembu hay các thuốc kháng sinh, vị đắng, tính hàn nhiều thì càng uống càng nhức mỏi do âm hàn, nhức từ trong xương, càng uống càng lạnh, mệt, đuối sức và trì trệ.
Nên thuốc tùy cơ địa là vậy ak. Uống phải để ý cơ thể nữa.
Có thể là hình ảnh về thuốc và văn bản
  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Chandraprabha Vati: Thuốc tiên cổ xưa cho sức khỏe hiện đại
Chandraprabha Vati: Thuốc tiên cổ xưa cho sức khỏe hiện đại
Các nghiên cứu y học liên quan đến thuốc Chandraprabha Vati – thuốc cổ truyền Ayurveda
Các nghiên cứu y học liên quan đến thuốc Chandraprabha Vati – thuốc cổ truyền Ayurveda
Chandraprabha Vati: tác dụng, cách dùng và độ an toàn
Chandraprabha Vati: tác dụng, cách dùng và độ an toàn

Chuyên mục: Sức khỏe

Bài viết trước « Hôn nhân và phụ nữ
Bài viết sau Sống trung dung… »

Sidebar chính

Danh mục sản phẩm

  • Ăn uống (2)
  • Chuỗi hạt trang sức (1)
  • Đồ dùng hàng ngày (7)
  • Sản phẩm cho sức khỏe (18)
  • Sản phẩm làm đẹp (1)
  • Sản phẩm thánh hiến và nghi lễ (2)

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!