• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Làm đẹp » 6 điểm cần ghi nhớ để ăn đồ ngọt mà vẫn không bị béo

6 điểm cần ghi nhớ để ăn đồ ngọt mà vẫn không bị béo

12/04/2020 13/04/2020 Cây Hoa Lá

Rất nhiều người muốn giảm cân nhưng lại rất thích ăn đồ ngọt. Vậy, có những bí kíp nào để ăn đồ ngọt mà vẫn không bị béo?

Nội dung chính ⇒

  • 1. Ăn trái cây ngọt
  • 2. Ăn rau xanh bù trừ cho đồ ngọt
  • 3. Không ăn đồ ngọt khi đói
  • 4. Không ăn đồ ngọt khi lao động mệt mỏi
  • 5. Tập thể dục nhưng không “tự thưởng”
  • 6. Không ăn đồ ngọt vào buổi tối để tránh béo
  • Tư liệu tổng hợp

1. Ăn trái cây ngọt

Thay vì uống nước ép đóng hộp hay ăn các loại bánh kẹo có vị ngọt, bạn nên ăn trái cây tươi vì lượng chất xơ lẫn vitamin, khoáng chất trong trái cây tươi đều rất dồi dào. Hơn nữa, đường trong trái cây tươi là đường tự nhiên và hầu như đều ít hơn lượng đường có trong sữa hay bánh kẹo… mà chúng ta dùng hàng ngày.

Ăn gì tốt cho sức khỏe
Ăn gì tốt cho sức khỏe

Như vậy, ăn trái cây một mặt giúp bạn thỏa mãn cơn ghiền, mặt khác lại giúp chúng ta hạn chế khả năng tăng cân. Đặc biệt, một số loại quả như khóm, nho, táo, bưởi… còn nổi tiếng với tác dụng giảm cân nữa đấy.

Tuy nhiên, cần lưu khí không nên ăn quá nhiều trái cây và chỉ nên ăn trái cây tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, không nên ăn trái cây sấy khô, đóng gói, trái cây trộn hoặc nước ép đóng hộp (để tránh tăng cân).

2. Ăn rau xanh bù trừ cho đồ ngọt

Mỗi buổi sáng, chúng ta có thể ăn 100 – 200 g trái cây ngọt hoặc các loại thực phẩm ngọt khác (như bánh, kẹo…). Tuy nhiên, nếu lỡ ăn quá nhiều đồ ngọt thì sao?

Trong trường hợp này, bạn có thể ăn bù rau xanh vào buổi chiều tối. Đó là vì khi ăn rau xanh, các vitamin, chất xơ và khoáng chất trong rau xanh sẽ hỗ trợ chuyển hóa (và tiêu hóa) lượng đường dư thừa trong cơ thể.

Rau diếp (rau xà lách)
Rau diếp (rau xà lách)

Mặt khác, so về mức cung cấp năng lượng thì hầu hết rau xanh đều ít năng lượng hơn trái cây.

3. Không ăn đồ ngọt khi đói

Không ăn khi đói, nghe qua có vẻ vô lý vì khi đói thì chúng ta mới ăn. Tuy nhiên, như bạn biết đấy, khi chúng ta đói, nhu cầu và khả năng tiêu thụ năng lượng của chúng ta là rất lớn. Vì vậy, nếu như bạn lại thích ăn đồ ngọt nữa thì đã vô tình nạp vào cho cơ thể một lượng calo vượt quá nhu cầu.

Giải pháp đưa ra là: Đừng ăn khi quá no và cũng đừng ăn khi quá đói. Hãy chia nhỏ các bữa ăn ra và quy định lượng thức ăn tối đa cho mỗi lần ăn, bạn nhé. Quyết tâm lên!

4. Không ăn đồ ngọt khi lao động mệt mỏi

Vì sao lại không nên ăn đồ ngọt khi vừa trải qua một buổi làm việc mệt mỏi?

Vì để chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành dạng năng lượng hữu ích, cơ thể chúng ta cần rất nhiều vitamin B tham gia vào quá trình này. Vì vậy, nếu như bạn đang mệt (cơ thể đang mất năng lượng) mà còn ăn thêm nhiều đồ ngọt nữa thì đã vô tình làm cơ thể mất đi nhiều vitamin B hơn.

5. Tập thể dục nhưng không “tự thưởng”

Sau khi tập thể dục, mồ hôi vã ra thì ai cũng có tâm lý muốn bù đắp lại cho cơ thể thứ gì đó (và thường thì là thức ăn). Vì vậy, có thể nói đây là lý do mà rất nhiều người tập thể dục đều đặn nhưng vẫn không giảm cân được, thậm chí còn tăng cân nhanh hơn.

Cũng cần lưu ý, bạn không nên tập luyện quá sức mà hãy kiên trì mỗi ngày một ít, đều đặn hàng ngày, bạn nhé!

6. Không ăn đồ ngọt vào buổi tối để tránh béo

Sau khi hấp thu đường từ thực phẩm, cơ thể chúng ta luôn cần một khoảng thời gian nhất định để chuyển hóa chúng thành năng lượng. Tuy nhiên, vào buổi tối, chúng ta thường ít vận động và trở về trạng thái nghỉ ngơi, lúc này cơ thể không sử dụng nhiều năng lượng như ban ngày. Chính vì vậy, nếu ăn đồ ngọt vào ban đêm, lượng lường ăn vào sẽ thừa ra và chuyển hóa thành chất béo, từ đó làm cho cơ thể bạn tăng cân nhanh hơn và dần dần, lớp mỡ dưới da cũng dày lên trông thấy.

Gợi ý xem thêm: Ăn gì tăng cân, ăn gì giảm cân?

Tư liệu tổng hợp

  1. Hải Minh, Bệnh béo phì và thực đơn phòng chữa trị, NXB Dân Trí, 2011, trang 172.

 

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 93

Bài viết liên quan

Đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu)
Đậu đỏ kỵ với gì? Những món không nên ăn cùng đậu đỏ
Các loại đường, đường đen là gì
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Ăn chay đúng cách – chia sẻ từ bác sĩ Wynn Tran và Lương Lễ Hoàng

Chuyên mục: Làm đẹp Thẻ: béo phì/ giảm cân

Bài viết trước « Muốn giảm cân, thon gọn, nên và không nên ăn gì?
Bài viết sau Thiên hoa phấn chữa bệnh gì? (qua lâu căn, rễ qua lâu, Trichosanthes kirilowii) »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Thượng đế có thật không?

Có Thượng Đế thật không? Có thiên đàng và địa ngục không? Chết rồi sẽ về đâu?

18/05/2022

Các bài giảng của Sadhguru

Những lời dạy hay nhất của Sadhguru – phần 2

08/05/2022

Ám ảnh tình dục - liệu con người có thể vượt qua?

Nỗi ám ảnh tình dục – con người liệu có thể sống độc thân? (Sadhguru)

08/05/2022

Dầu gội thảo dược, thảo mộc tự nhiên

Mua dầu gội thảo dược ở đâu? Những điều cần biết để có mái tóc khỏe đẹp

03/05/2022

Dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo dược có tốt không?

02/05/2022

Nấu dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo mộc – Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc

27/04/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!