Măng cụt là đặc sản Tây Nam Bộ, có lớp thịt bên trong trắng phao, rất ngọt và ngon, càng ăn càng ghiền.

Nội dung chính ⇒
Măng cụt bao nhiêu calo, chứa chất dinh dưỡng gì và có giúp giảm cân không?
Được biết, 100 g thịt quả măng cụt cung cấp khoảng 73 calo. Đây là mức năng lượng tương đối thấp, có thể hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều (quá 7 quả) vì nó chứa đến 17 % đường, có thể gây tăng cân và tăng đường huyết nếu ăn quá mức).
Về giá trị dinh dưỡng, ăn măng cụt sẽ giúp bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu như: vitamin C, các vitamin nhóm B (như B1, B2, B3, B5, B6, B9 (axit folic)), chất đạm, chất béo, Canxi, Kali, Kẽm, Mangan, Sắt, Phopho, Magie, Natri…

Măng cụt kỵ gì?
- Kỵ đường cát. Hai thứ này ăn cùng có thể gây ngộ độc, đau bụng, buồn nôn, khó thở và thậm chí chết người.
- Kỵ các loại thức uống có gas như xá xị, coca, nước tăng lực…; nếu dùng chung sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, thậm chí gây tử vong.
Ăn măng cụt nhiều có tốt không, có nóng không?
Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn vài quả (từ 2 – 4 quả) và mỗi tuần không nên ăn quá 2 lần.
Được biết, thỉnh thoảng ăn một lượng măng cụt vừa phải thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây tăng cân, nóng trong người, tăng đường huyết, dễ nổi mụn, buồn nôn, mệt mỏi yếu ớt, sốc, ức chế hệ thần kinh trung ương, nổi mẩn, táo bón, sưng miệng, đau tức ngực…
Ngoài ra, với những người có cơ địa dễ nổi mụn, dễ viêm da dị ứng… thì cũng cần hạn chế các loại trái cây ngọt nói chung.

Bà bầu ăn măng cụt được không?
Phụ nữ mang thai không nên ăn măng cụt. Tuy nhiên, nếu thèm quá thì bạn có thể ăn vài trái để bổ sung dưỡng chất và tăng cường miễn dịch (mỗi tuần ăn không quá 2 lần).
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì như đã nói, loại trái cây này chứa rất nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết và gây tiểu đường thai kỳ (sẽ chuyển thành tiểu đường type 2 sau khi sinh nếu đường huyết vẫn tiếp tục tăng). Thậm chí, nếu ăn quá nhiều còn làm động thai khí, gây hại cho thai nhi.
Ngoài ra, ăn nhiều trái cây và thực phẩm chứa nhiều đường còn gây nóng trong người, khó chịu bí bách, nổi mụn nhọt… (trong khi cơ địa bà bầu thường cũng nóng nhiệt sẵn).
Măng cụt có tác dụng gì, điều trị bệnh gì?
Được biết, măng cụt có nhiều công dụng quý như:
- Giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và góp phần phòng ngừa ung thư.
- Giúp da khỏe, làm chậm lão hóa.
- Giúp tăng cường sinh lực, phấn chấn và minh mẫn tinh thần.
- Giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Những người nào không nên ăn?
- Người đang bị bệnh hoặc hay bị khó tiêu… không nên ăn.
- Người đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị không nên ăn.
- Người mắc chứng đa hồng cầu không nên ăn.
- Người bị chứng máu khó đông không nên ăn (vì sẽ làm tình trạng nặng hơn).
- Người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh thận… không nên ăn.
- Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế.
Những thông tin thú vị khác
- Măng cụt cũng giống dưa hấu ở chỗ: dù là trái cây có tính hàn nhưng ăn nhiều thì lại gây nóng trong người (do mất cân bằng Âm Dương – tương tự như việc uống nước dừa vậy).
- Muốn biết trái măng cụt có bao nhiêu múi thì hãy đến số cánh hoa ở dưới đáy quả, và quả càng nhiều múi thì càng ngon vì chúng thường có ít hạt, hạt cũng không to.
- Những trái có vỏ sần sùi, ấn vào vỏ thấy mềm thì sẽ ngon hơn.
- Những trái có kích cỡ vừa phải sẽ ngon hơn (vì trái to quá thì hạt cũng to).
***
Bạn đã từng ăn măng cụt chín cây bao giờ chưa? Mình đã từng thử qua. Rất ngọt và ngon. Nó ngọt thanh, mát rượi, thơm vừa phải, càng ăn càng ghiền.
Thích nhất là cảm giác đứng dưới tán cây măng cụt, chọc từng quả xuống rồi bẻ ăn ngay tại chỗ. Ăn măng cụt thì rất dễ, chỉ cần gỡ bỏ cuống rồi bẻ ra làm 2 là được.
Tư liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Công dụng của măng cụt, https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/ba-bau-an-mang-cut-luc-mang-thai/
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2.
- Ăn măng cụt có gây nóng trong người không?, https://vinid.net/blog/suc-khoe-va-doi-song/an-mang-cut-co-nong-khong/
- Măng cụt có tác dụng gì, bao nhiêu calo?, https://yhocquoctehanoi.com.vn/mang-cut-bao-nhieu-calo-an-mang-cut-co-beo-khong/
Xem thêm: Sầu riêng có công dụng gì?