Hiện mình có bán hơn 10 loại bạc hà lá thơm, giá chỉ 12 k/ bầu con, mình để danh sách ở cuối bài viết nhé!
Bạn muốn mua thì liên hệ mình qua zalo 0979254124 ạ.
Ở nước ta có nhiều loại bạc hà như bạc hà Á, bạc hà Âu, bạc hà Doublemint, bạc hà Nhật Bản…
Nhìn chung, các loại bạc hà đều cho mùi hương thơm mát đặc trưng nhưng mỗi loại cũng có những nét riêng.
Theo y học cổ truyền, bạc hà có vị cay và có tính ấm (cũng có tư liệu ghi là tính mát). Thông thường, nó được biết đến với tác dụng thúc đổ mồ hôi, làm tan phong nhiệt, điều trị đầy bụng, khó tiêu và các bệnh do phong tà gây ra.
Lưu ý: Không dùng quá liều vì sẽ gây tác dụng phụ (dùng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc).
Nội dung chính ⇒
Tác dụng của cây bạc hà
1. Điều trị cảm lạnh, nhức đầu
Lấy 18 g lá bạc hà (lá tươi), rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước vào, nấu cho sôi rồi dùng xông hơi (xông hơi bằng cách này sẽ thúc đổ mồ hôi rất nhiều).
Sau khi xông, bạn lau khô người, thay quần áo khác và nằm nghỉ ngơi.
2. Điều trị chảy máu cam
Hái vài lá bạc hà tươi, rửa sạch, sau đó kẹp vào ngón cái và ngón trỏ rồi dùng lực vò nát và nhét gọn vào lỗ mũi đang bị chảy máu cam (chỉ nhét vào 1 lỗ mũi). Cách này chưa được kiểm chứng nên bạn cần cân nhắc khi dùng, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng nhé!
3. Điều trị trúng nắng khiến cho ngất xỉu
Hái 1 nắm lá tươi, rửa cho sạch rồi cho vào cối, giã nát rồi đổ 1 chén nước vào, vắt lấy nước uống.
4. Điều trị dị ứng cơ địa khiến nổi mề đay
Hái lá tươi (lượng vừa đủ), rửa sạch bằng nước muối rồi giã nát, đắp lên chỗ bị nổi mẩn.
5. Điều trị mèo cắn gây đau nhức, lở loét
Sơ cứu: Hái một ít lá tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch rồi giã nát, đắp lên (sau đó đến bệnh viện để được chẩn đoán thêm).
6. Điều trị ong chích, rết cắn
Sơ cứu: Hái lá tươi (lượng vừa đủ hoặc nhiều một chút cũng được), rửa sạch rồi nhai nát và đắp lên, dùng miếng vải buộc nhẹ để tránh rơi rớt.
Sau đó, bạn nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị thêm.
7. Điều trị sơn ăn
Lấy 1 ít lá tươi, bỏ vào chảo rồi sao khô (hoặc lấy lá phơi gió cho khô), sau đó nấu lấy nước, để nguội và rửa chỗ bị sơn ăn (rửa nhiều lần thường xuyên).
Chú thích: sơn ăn là tình trạng lở loét do hơi độc, chất độc từ cây sơn (loại cây cao to, thường mọc ở miền Bắc).
8. Điều trị mụn (điều trị từ bên ngoài)
Bạc hà có tính kháng khuẩn, vì vậy, bạn có thể giã nát lá tươi rồi đắp ngoài da để điều trị mụn (mỗi tuần đắp 2 lần). Nếu có lá ngải cứu non thì bạn cũng có thể kết hợp với lá ngải cứu non, cùng rửa sạch, giã nát ra rồi đắp lên mặt.
Ngoài mặt nạ này thì bạn cũng có thể dùng mặt nạ lá ổi non để điều trị mụn, giảm nhờn, se khít lỗ chân lông và làm da mịn màng, khô thoáng (rất hiệu quả).
Những người không nên dùng
- Phụ nữ mang thai không nên dùng.
- Phụ nữ sau sinh không nên dùng nhiều vì sẽ làm giảm sự tiết sữa.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng không nên dùng.
- Người thể tạng hư nhược hoặc vừa mới khỏi bệnh không nên dùng (vì sẽ khiến đổ mồ hôi liên tục).
- Người gầy yếu, thiếu máu, da khô, suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh không nên dùng (vì cây này có tính phá khí, nếu dùng nhiều sẽ làm hao tổn cơ thể).
- Người bị cao huyết áp, hay đổ mồ hôi, táo bón… cũng không nên dùng.
Khi dùng bạc hà và tinh dầu của nó cần lưu ý gì?
Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ lá và thân của cây, tùy loại cây và nguồn gốc mà có các tên gọi khác nhau. Thông thường, tinh dầu bạc hà được dùng để giảm đau bằng cách xoa bóp ngoài da, vùng da tay, da chân, lưng (nhưng tránh bôi lên đầu, mũi, miệng, cổ họng… vì sẽ gây ức chế, gây tê và thậm chí gây ngộ độc, tử vong).
Với dầu cù là (hay các loại dầu khác) có chứa tinh dầu bạc hà thì bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Đặc biệt, bạn không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các lưu ý khác:
- Không nên lạm dụng vì sẽ gây nhức đầu, thậm chí ngộ độc, tử vong.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng nực cũng không nên dùng!
- Khi uống thì không nên ăn cua và cá.
- Với tinh dầu bạc hà thì bạn không được dùng quá nhiều và cũng không nên hít ngửi trực tiếp (vì nó sẽ xộc lên mạnh, dễ gây tác dụng phụ và ngộ độc). Với đồ đựng tinh dầu thì bạn nên chọn chất liệu thủy tinh.
Phân biệt
Cây bạc hà được nói đến trong bài viết này là một số loại rau lá nhỏ, rất thơm (khác với cây dọc mùng ở Nam Bộ cũng được gọi là bạc hà – cây này có các bẹ lá như cây môn, cây ráy và thường được dùng để làm các món xào, nấu lẩu, nấu canh chua…).
Cách nhân giống, ươm trồng cây bạc hà
Loại này thích đất cát pha. Vì vậy, bạn chỉ cần lấy cát (cát cũ thì tốt hơn), trộn với đất theo tỉ lệ 2 phần cát, một phần đất, sau đó tưới nước cho ướt đều rồi ngắt một nhánh con, ươm trong đất ấy là được.
Trong những ngày đầu, bạn nên để bầu ươm trong mát, sau 3 – 4 hôm thì hãy đem ra nắng, bạn nhé!
Kinh nghiệm cá nhân cho thấy bạn cũng có thể ươm trong cát hoàn toàn (không cần pha đất), chỉ cần đủ nước là được.
Mua giống cây bạc hà ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện tại, mình có bán cây bạc hà, giá chỉ 12 – 30 k/ chậu, tùy kích cỡ.
Các loại bạc hà mình đang bán là: bạc hà Á (bạc hà Nam), bạc hà Âu (bạc hà Pháp), bạc hà Nhật, bạc hà chanh sả, bạc hà mèo, bạc hà doublemint, bạc hà chocolate (bạc hà sô cô la), bạc hà champagne, bạc hà Mỹ (berries & cream mint), bạc hà peppermint (bạc hà tiêu), bạc hà spearmint, bạc hà dâu, bạc hà cam, bạc hà táo, bạc hà uống nước, bạc hà lavender mint…
Đảm bảo cây còn sống tới tay khách ạ.
Phí ship toàn quốc chỉ 28 k.
Sdt/ Zalo: 0979 254 124
Facebook: https://www.facebook.com/caybachalathom
Tư liệu tham khảo
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”.
- Bạc hà thơm có công dụng gì và cần lưu ý điều gì?, https://caythuoc.org/cay-bac-ha.html
Xem thêm: Rau húng quế điều trị bệnh gì?