Trong Đông y có vị thuốc biển súc 扁蓄 là phần cành lá rau đắng phơi khô.
Tuy nhiên, loại rau đắng này khác với rau đắng biển và rau đắng đất mà ta hay dùng nấu canh.

Biển súc là cây gì? Phân biệt và nhận dạng các loại rau đắng
Cây biển súc (còn được gọi là rau đắng, cây biển hiện, cây càng tôm, cây xương cá…), có tên khoa học là Polygonum aviculare.
Được biết, cây biển súc mọc chủ yếu ở Trung Quốc còn ở nước ta, cây biển súc mọc rất ít (lai rai ở một số tỉnh phía Bắc).
Phân biệt:
- Cây biển súc khác với cây rau đắng biển và rau đắng đất.
- Cây biển súc (còn được gọi là rau đắng) khác với cây cóc mẳn (cũng được gọi là rau đắng).
- Cây biển súc khác cây nghể (hay còn gọi là mễ tử liễu, có tên khoa học là là Polygonum plebeium).





Trên thực tế, nhiều người đã nhầm lẫn các loại trên. Vì vậy, khi thu hái hay mua về làm thuốc, bạn cần chú ý nhận dạng để dùng đúng thuốc nhé!
Tác dụng của biển súc
Cây biển súc được dùng làm thuốc bằng cách thu hái cành lá rồi dùng tươi hoặc dùng khô (chọn những cây sắp ra hoa).
Theo y học cổ truyền, biển súc có vị đắng, tính bình và được biết đến với các công dụng như:
- Giúp lợi tiểu, điều trị tiểu không thông, bí tiểu, tiểu rắt và tiểu buốt (do nhiệt).
- Điều trị các bệnh do thấp nhiệt.
- Điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận.
- Giúp hạ sốt, giảm sưng viêm.
- Giúp thanh nhiệt, điều trị vàng da, mụn nhọt và táo bón (do nóng nhiệt).
Cách dùng: Mỗi ngày, lấy 6 – 12 g dược liệu khô, cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (nếu dùng tươi thì dùng 40 g).

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng biển súc
1. Sơ cứu khi bị rắn cắn
Giã nát cành lá tươi rồi vắt lấy nước, sau đó hòa cùng một ít nước, gạn lấy lớp nước trong ở trên rồi uống (phần xác lá thì đắp lên chỗ bị rắn cắn). Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để chẩn đoán thêm.
2. Điều trị sưng tấy, nhức mỏi
Lấy biển súc, băm nhỏ ra rồi ngâm rượu và dùng rượu này xoa bóp ngoài da (chỗ sưng đau, nhức mỏi).
Lưu ý khi dùng biển súc
- Thuốc có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn không được dùng. Bên cạnh đó, những người không bị thủy thũng và không bị thấp nhiệt cũng không nên dùng.
- Không nên dùng quá liều và cũng không nên dùng thường xuyên vì sẽ làm hao tổn tinh khí.
- Không nên cho ngựa, cừu, thỏ, mèo, bồ câu… dùng biển súc (hoặc các thức ăn có chứa biển súc) vì vị thuốc này không an toàn cho các động vật vừa kể tên.
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Tư liệu tham khảo
- Biển súc cây thuốc điều trị mụn nhọt, viêm bàng quang và sỏi thận, https://caythuoc.org/cay-bien-suc.html
- Thuốc Bắc thường dùng, trang 225.
Từ khóa: Biển súc có tác dụng gì trong Đông y?