• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Bồ công anh có tác dụng gì? (bồ công anh Trung Quốc, bồ công anh Việt Nam và cây chỉ thiên)

Bồ công anh có tác dụng gì? (bồ công anh Trung Quốc, bồ công anh Việt Nam và cây chỉ thiên)

04/08/2020 04/08/2020 Cây Hoa Lá

Cây bồ công anh có tác dụng gì? Mời các bạn cùng Cây Hoa Lá tìm hiểu nhé!

Bồ công anh là loại cây vừa lấy lá làm rau ăn lại vừa có công dụng làm thuốc. 

Khi tìm kiếm hình ảnh của “hoa bồ công anh” trên mạng, bạn sẽ thấy những cụm màu trắng như bông tung bay trong gió.

Tuy nhiên, đây lại không phải là hoa bồ công anh mà là quả của nó. Còn hoa bồ công anh thực sự lại có màu vàng (các loại bồ công anh khác thì hoa cũng khác).

Nội dung chính ⇒

  • Các loại bồ công anh thường gặp
    • 1. Bồ công anh Việt Nam (bồ công anh thân cao)
    • 2. Bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp)
    • 3. Cây chỉ thiên (cây thổ bồ công anh)
  • Công dụng làm thuốc của bồ công anh; bồ công anh có tác dụng gì?
    • Bồ công anh Trung Quốc có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
  • Tư liệu tổng hợp

Các loại bồ công anh thường gặp

1. Bồ công anh Việt Nam (bồ công anh thân cao)

Bồ công anh Việt Nam có tên khoa học là Lactuca indica.

Cây bồ công anh Việt Nam (bồ công anh thân cao) có tác dụng gì
Cây bồ công anh Việt Nam (bồ công anh thân cao)
Hoa và cụm quả của cây bồ công anh thân cao
Hoa và cụm quả của cây bồ công anh Việt Nam

2. Bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp)

Bồ công anh Trung Quốc có tên khoa học là Taraxacum officimale.

Cây bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp) có tác dụng gì
Cây bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp)
Cây bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp)
Hoa và cụm quả của cây bồ công anh Trung Quốc (bồ công anh thấp)

3. Cây chỉ thiên (cây thổ bồ công anh)

Cây chỉ thiên có tên khoa học là Elephantopus scarber.

Cây chỉ thiên (thổ bồ công anh)
Cây chỉ thiên (thổ bồ công anh)
Hoa cây chỉ thiên (thổ bồ công anh)
Hoa cây chỉ thiên (thổ bồ công anh)

Công dụng làm thuốc của bồ công anh; bồ công anh có tác dụng gì?

Mỗi loại bồ công anh có những công dụng riêng. Trong đó, bồ công anh Trung Quốc là loại được dùng phổ biến.

Bồ công anh Trung Quốc có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Bồ công anh Trung Quốc có tính hàn nên được dùng để chữa các bệnh do nóng nhiệt gây ra. Vì vậy, dù là bị ung vú mà không phải do hư hàn, âm chứng thì cũng không được uống.

Các công dụng của cây bao gồm:

  • Giúp thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc.
  • Giúp mát máu, lọc máu, giảm mụn nhọt.
  • Giúp lợi mật, chữa sỏi mật và viêm ống mật mãn tính.
  • Giúp nhuận gan, chữa suy gan, viêm gan, xung huyết gan, vàng da.
  • Giúp lợi tiểu, chữa sỏi thận, suy thận, tiểu rắt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Giúp giảm mỡ máu, béo phì và tốt cho người bị xơ vữa động mạch.
  • Chữa thấp khớp, thống phong.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa, viêm ruột kết, suy nhược cơ thể.
  • Chữa táo bón và trĩ.
  • Giúp lợi tiểu, lợi sữa.
  • Giúp nhuận tràng, giảm táo bón và trĩ.
  • Chữa viêm tuyến vú.
  • Dùng trong trường hợp thiếu máu.
  • Giúp thanh nhiệt và tiêu viêm.
  • Dùng trong trường hợp tỳ vị có hỏa uất.

Liều lượng: nếu dùng khô thì có thể nấu từ 4 – 12 g toàn cây bồ công anh Trung Quốc để uống mỗi ngày (trường hợp dùng tươi thì có thể tăng lên đến 50 g tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc) (1) (2) (3).

Ngoài ra, các công trình y học còn ghi chép lại nhiều công dụng của cây bồ công anh như:

  • Sách Bản thảo cương mục: “dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen được tóc, khỏe mạnh gân xương”.
  • Sách Bản thảo cầu chân ghi chép bồ công anh “có sức mát huyết, giải nhiệt, là đầu vị thuốc chữa chứng nhũ ung, nhũ nham (ung nhọt vú). Nguyên do đầu vú thuộc Can, phòng vú thuộc Vị. Nếu hai kinh ấy có nhiệt thịnh huyết trệ thì đầu và phòng vú phải sưng. Uống bồ công anh nhiệt giải, huyết thông nên khỏi bệnh. Nhưng nên gia thêm: Hạ khô thảo, bối mẫu, liên kiều, bạch chỉ thì chóng có công hiệu. Bồ công anh thuộc thổ hoa màu vàng nên giải được thức ăn đình trệ hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan. Nó lại nhập kinh Thận làm cho mát huyết nên nhuộm đen được râu tóc” (4).

Lá bồ công anh ăn được không và có các chất dinh dưỡng nào?

Lá bồ công anh thấp ăn được và ở nước ta, nó thường được dùng như rau xà lách (nhúng lẩu ăn cũng khá ngon). Theo wikipedia thì trong lá bồ công anh Trung Quốc (lá tươi) có chứa các chất như: đường, chất xơ, chất béo, chất đạm, Can xi, Sắt, Ma giê, Man gan, Phốt pho, Ka li, Na tri, Kẽm, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, E, K… Về mức năng lượng thì 100 g lá tươi cung cấp khoảng 45 kcal (5).

Tư liệu tổng hợp

  1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 73.
  2. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 36.
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 237.
  4. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương, Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, 2002, trang 321.
  5. Taraxacum officinale, https://en.wikipedia.org/wiki/Taraxacum_officinale.

Xem thêm: Cây rau xà lách có tác dụng gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Hình ảnh đường thốt nốt chất lượng
Đường thốt nốt được làm từ gì? Cách nấu đường thốt nốt
Rau ngò om tía
Rau ngò om giúp hạ huyết áp, giảm đau bụng kinh, chữa sỏi niệu quản, sỏi thận và sỏi bàng quang
Nụ đinh hương
Nụ đinh hương chữa đau răng nhanh chóng, giá bình dân và các công dụng làm thuốc

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh gan/ bệnh trĩ/ béo phì/ giải độc/ lợi sữa/ lợi tiểu/ mỡ máu cao/ nhuận tràng/ sỏi mật/ sỏi thận/ táo bón/ thanh nhiệt/ thiếu máu/ tiêu hóa/ viêm gan vàng da

Bài viết trước « Đau bụng kinh – nhức lưng và cách dùng hồng hoa, dây cứt quạ – nước dừa tươi
Bài viết sau Táo đỏ, táo đen có công dụng gì, ăn có mập không và bà bầu ăn được không? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa sa la - ngọc kỳ lân

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Hoa phượng tuổi học trò

Tản văn: Nhớ hoài hoa phượng

09/03/2021

Quê hương

Lời ru cánh võng đưa nôi, theo ta khôn lớn suốt đời không quên

09/03/2021

Bao lúa rơm rạ tuổi thơ

Tản văn: Những bao lúa tuổi thơ

09/03/2021

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập