• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Ăn cà pháo sống có tốt không và tác hại của cà pháo

Ăn cà pháo sống có tốt không và tác hại của cà pháo

08/09/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Bạn có tin rằng trái cà pháo có thể chữa bệnh nhưng cũng có thể gây bệnh không?

Nếu bạn thấy tò mò thì hãy cùng mình tìm hiểu tiếp nhé!

Cà pháo có tác dụng gì
Cà pháo

Nội dung chính ⇒

  • Ăn cà pháo sống có tốt không?
  • Ăn cà pháo tốt hay hại? Tác hại của cà pháo
  • Cà pháo có tác dụng gì?
  • Tư liệu tổng hợp

Ăn cà pháo sống có tốt không?

Nếu bạn ăn cà pháo ở dạng ăn sống (như chấm mắm, chấm cá kho, muối xổi, làm gỏi, muối chua…) thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc đấy!

Vì sao như vậy?

Theo các chuyên gia thì trong trái cà pháo sống có chứa nhiều solanin – đây là chất độc nên khi đi vào cơ thể, nó có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc như: chóng mặt, nôn mửa, ảo giác, sốt nóng, tê liệt… và thậm chí tử vong (nếu dùng quá nhiều).

Vì vậy, với cà pháo thì chúng ta không nên ăn sống mà phải chế biến thật chín, bạn nhé! Khi nấu chín, chất độc ấy sẽ bị phân hủy.

Các cách chế biến cà pháo là: kho, xào tỏi, xào lá lốt…

Cà pháo xào lá lốt có tác dụng gì
Cà pháo xào lá lốt

Ăn cà pháo tốt hay hại? Tác hại của cà pháo

Liều lượng: Nhìn chung, bạn chỉ nên ăn một chén trở lại, không nên ăn quá nhiều và cũng không nên ăn liên tục nhiều ngày.

Ngoài ra, có một số lưu ý khi ăn loại cà này, đó là:

  • Phụ nữ ăn nhiều cà pháo sẽ gây hại tử cung cũng như khả năng sinh sản (lâu lâu ăn một lần và đã chế biến chín thì không sao).
  • Người hay nhức mỏi, ăn nhiều cà pháo cũng làm tình trạng nặng thêm.
  • Người bình thường, ăn quá nhiều cũng bị đau bụng hoặc mắc bệnh nào đó.
  • Cà thuộc về Âm tính nên những người tỳ vị hư hàn, đang yếu mệt, tăng nhãn áp, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, người đang bị bệnh hoặc mới khỏi bệnh… cũng không nên dùng.
  • Không nên ăn vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, lạnh (vì ban đêm và lúc trời lạnh thuộc về Âm tính, các loại cà như cà tím, cà pháo… cũng Âm tính, nếu kết hợp lại sẽ làm mất cân bằng Âm – Dương và dễ sinh bệnh).
  • Nếu ăn cà mà thấy đắng thì bạn hãy bỏ ngay nhé (vì trái cà hay trái bầu mà có vị đắng tức là có độc!).

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không nên ăn cà pháo bởi bạn biết đấy, đây là một loại cà rất ngon.

Hơn nữa, chỉ cần bạn nấu chín và ăn với liều vừa phải thì nó sẽ là món ăn tốt cho sức khỏe đấy!

Cà pháo có tác dụng gì
Cà pháo

Cà pháo có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn và có nhiều công dụng như:

– Giúp giảm đau, nhuận tràng.

– Giúp tán huyết, làm tan hòn cục ứ kết trong bụng (nên phụ nữ mang thai không được dùng vì sẽ gây sảy thai).

– Giúp lợi tiểu, tiêu viêm.

Ngoài ra, cà pháo còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể như chất đạm (với nhiều loại axit amin khác nhau), Ca, Mg, Fe, P, Zn, K, Cu, Selen, vitamin C, vitamin B1, B2 và tiền vitamin A.

Một gợi ý nhỏ: Vì cà có tính hàn nên khi chế biến, bạn nên kết hợp với các gia vị có tính ấm nóng như tỏi, sả, ớt… để trung hòa.

Nhận dạng để tránh ăn nhầm: Trái cà pháo có màu trắng lúc còn non và có màu vàng lúc già, gần chín (vì vậy, nếu thấy những quả giống cà pháo nhưng có màu đỏ thì không được ăn vì đó có thể là quả của cây cà gai hoa tím – quả này có độc).

Tư liệu tổng hợp

  1. Những điều chưa biết về cà pháo, https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-chua-biet-ve-ca-phao-1694979.htm
  2. Cà pháo làm thuốc và những sai lầm thường gặp khi ăn cà pháo, https://caythuoc.org/ca-phao-lam-thuoc-va-nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-an-ca-phao.html

Xem thêm: Cà tím, công dụng làm thuốc và lưu ý khi dùng

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 68

Bài viết liên quan

Sadhguru
Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)
Chúa ôm con che chở tình thương
Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?
Gỏi bưởi chay - món ăn healthy
Quá trình tiêu hóa cũng như tình yêu vậy – ăn gì để khỏe?

Chuyên mục: Thảo dược

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Tác dụng của cà tím và món ngon từ cà tím
Bài viết sau 14 câu hỏi giúp bạn biết anh ấy có yêu bạn không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!