Độ pH, hiểu một cách nôm na là chỉ số giúp chúng ta biết một thứ gì đó có tính axit hay tính kiềm.
Nếu độ pH nhỏ hơn 7 là tính axit. Nếu độ pH lớn hơn 7 là tính kiềm (bazơ) và nếu độ pH bằng 7 thì là trung tính.
Nội dung chính ⇒
Độ pH cân bằng của da là bao nhiêu?
Độ pH tự nhiên của da thường dao động trong khoảng 4,5 – 6,2. Điều này có nghĩa là: da của chúng ta có tính axit và nó chính là lớp màng để bảo vệ da trước các tác động của môi trường.
Lưu ý: độ pH tự nhiên của nước là 7 (trung tính).
Cách đo độ pH
Cách đo độ pH của da:
Độ pH của da có tính axit. Đây là đặc điểm tự nhiên để da khỏe mạnh.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà làn da của một số người sẽ bị mất cân bằng pH.
Để kiểm tra độ pH của da thì bạn đặt quỳ tím lên da. Một lát sau, bạn đợi giấy quỳ tím đổi màu thì đối chiếu bảng màu để tìm ra độ là được. Da khỏe là da có độ pH từ 4,5 – 6,2 (tốt nhất là 5,5). Đây là cách kiểm tra được một số bạn giới thiệu. Tuy nhiên, khi mình làm thử thì không ra kết quả.

Ghi chú: Giấy quỳ tím được bán ở các nhà thuốc lớn hoặc bán online (khá phổ biến). Trên đó có bảng màu để đối chiếu, giá rất rẻ ạ.
Cách đo độ pH bên trong cơ thể:
Độ pH bên trong cơ thể đa phần có tính kiềm. Đây là đặc điểm tự nhiên để cơ thể khỏe mạnh.
Để đo độ pH bên trong cơ thể thì trước khi ăn 1 tiếng, bạn nhiễu vài giọt nước bọt vào giấy quỳ tím. Nếu độ pH của nước bọt vào khoảng 6,4 – 6,8 là tốt vì độ pH của máu sẽ cao hơn một chút (lớn hơn 7 và có tính kiềm). Nếu bạn kiểm tra độ pH của nước bọt sau khi ăn 2 tiếng thì nó sẽ vào khoảng 7,5 hoặc hơn. Tóm lại, nếu độ pH nước bọt của bạn dao động từ 6,5 – 7,5 thì đó là biểu hiện tốt.
Nhìn chung, nếu có sự chênh lệch lớn về độ pH chuẩn của da và của cơ thể… thì bạn cần xem lại sức khỏe của mình. Có lẽ bạn đang mắc một loại bệnh nào đó.
Cách đo độ pH của xà phòng và sữa rửa mặt:
Bạn hòa sữa sửa mặt (hoặc xà phòng) với một ít nước rồi tạo bọt, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào và quan sát màu của giấy quỳ tím, sau đó đối chiếu với bảng màu.
Độ pH của xà phòng bao nhiêu là tốt?
Xà phòng có độ pH từ 8 – 10 là tốt (nên dùng xà phòng tinh chế tự nhiên).
Nghĩa là: xà phòng có tính kiềm sẽ hợp với da của chúng ta hơn, bởi vì da của chúng ta có tính axit, vì vậy, để làm sạch da cùng các bụi bẩn, vi khuẩn gây hại… thì phải sử dụng sản phẩm có tính kiềm.

Nhìn chung, với một làn da khỏe mạnh thì độ pH lý tưởng của nó là 5 hoặc 5,5.
Khi chúng ta dùng các loại xà phòng có tính kiềm (độ pH từ 8 – 10), rõ ràng là nó chênh với độ pH của da nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế tự bảo trì pH của làn da. Bởi vì, sau khi bạn tắm rửa bằng các loại xà phòng của tính kiềm thì ngay lúc đó, độ pH của da sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sau 30 phút thì da sẽ tự trở lại độ pH tự nhiên của nó.
Tuy nhiên, khi bạn làm xà phòng hoặc sữa rửa mặt có tính kiềm thì bạn nên kết hợp một số thảo dược giúp dưỡng da và se khít lỗ chân lông, giúp giảm nhờn, giảm mụn.
Mặt khác, nếu bạn muốn da quay trở lại độ pH tự nhiên ngay sau khi dùng các loại xà phòng thì bạn có thể dùng thêm toner. Toner sẽ giúp trung hòa chút kiềm còn sót lại trên da.
Đó chỉ là cách cân bằng độ pH của da từ bên ngoài.
Trên thực tế, bạn có thể điều chỉnh độ pH của da từ bên trong.
Cách cân bằng độ pH của da từ bên trong
Độ pH của da cân bằng thì da sẽ đẹp, ít mụn…
Thường thì dân gian thấy rằng: khi ăn nhiều rau xanh, trái cây thì da mọi người đều đẹp hơn, ít mụn hơn.
Điều này cũng đúng với khoa học về sức khỏe làn da.
Như đã nói ở trên, độ pH của da thường dao động từ 4,5 – 6,2, nghĩa là nó có tính axit (trong khi đó, độ pH trong cơ thể người lại ở mức kiềm và dao động vào khoảng 7,4 – đây là cơ chế tự nhiên để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường).
Với da thì lớp màng axit sẽ đóng vai trò như lớp phủ bảo vệ da, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn các tác nhân có hại từ bên ngoài.
Vậy, nên ăn gì để da chúng ta có tính axit? Có nên ăn các thức ăn có tính axit không?
Câu trả lời là không. Khi chúng ta ăn những thức ăn có tính axit thì bên trong cơ thể sẽ dần dần có tính axit nhưng bề mặt da thì lại dần dần có tính kiềm.
Điều này dẫn đến hai hệ quả là:
- pH bên trong cơ thể quá thấp và nếu dưới 6,8 thì các cơ quan thanh lọc máu sẽ phải làm việc quá mức và suy yếu dần: gan yếu, thận yếu, tim yếu, lá lách yếu… Từ đó, quá trình chuyển hóa các chất cũng kém và dẫn đến mụn trứng cá, da nhăn nheo, sạm da, lão hóa…
- da chúng ta sẽ có tính kiềm (độ pH cao) khiến cho các vi khuẩn có hại và vi khuẩn gây mụn dần dần phát triển.
Vì vậy, để tốt cho da, giúp da có tính tính axit (độ pH thấp) thì ta nên ăn các thức ăn có tính kiềm (đại diện là rau xanh).

Lưu ý: Không phải những thức ăn có tính axit là có vị chua, bởi vì bia rượu, thức uống có gas, tinh bột, bơ sữa… đều không có vị chua nhưng khi đi vào cơ thể, chúng lại chuyển hóa thành những chất có tính axit. Vì vậy, chúng không tốt cho sức khỏe (độ pH bên trong) cũng như làn da (độ pH trên da).
Vậy trái chanh thì sao?
Trái chanh mặc dù chứa nhiều axit hữu cơ nhưng khi đi vào cơ thể thì nó sẽ khiến cho pH bên trong cơ thể tăng lên (bên trong có tính kiềm). Vì vậy, nó vẫn tốt cho sức khỏe.
Vậy thịt thì sao?
Đa số các loại thịt đều có tính kiềm, tuy nhiên, chúng ta lại không nên ăn nhiều thịt vì sau khi đi vào cơ thể, nó lại tạo ra nhiều axit và làm cho độ pH trong cơ thể trở nên axit nhiều hơn (không tốt cho các cơ quan nội tạng).
Thức ăn nào có tính axit? Thực phẩm nào có tính kiềm?
Thực phẩm có tính axit (nên tránh hoặc ăn ít thôi): Đó là đường và các chất tạo ngọt, thức ăn chế biến sẵn, snack, nước ngọt, nước có gas, nước tăng lực, bắp rang, phô mai, bơ sữa, kem, bánh ngọt, bia rượu, thịt heo, thịt bò, mì Ý, trà đen, các loại hạt khô, giấm, nước cất, cà phê, sô cô la, nước trái cây đóng hộp, bánh mì trắng, đậu phộng, lúa mì, nước trái cây, ngũ cốc, trứng, cá, trà, sữa đậu nành, dừa, mận, ca cao, yến mạch, hàu, cá hồi…
Thức ăn có tính kiềm (nên ăn nhiều): táo (pom), hạnh nhân, bưởi, bắp, củ cải, đào, mơ, dâu, chuối, đu đủ, xoài, me, dưa lưới, kiwi, nho, lê, củ dền, cà tím, đậu hà lan, trà xanh, bơ, rau diếp, khoai lang, rau cần tây, cải bó xôi, bông cải, bắp cải, cà rốt, dưa leo, chanh, rong biển, măng tây, cải xoăn, hành tây…
***
Thông tin thêm:
- Độ pH của da trẻ sơ sinh, người lớn và người già là khác nhau. Ở bài viết này, độ pH tính theo người lớn (thanh thiếu niên, trung niên).
- Độ pH của các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sẽ khác nhau.
- Có nhiều nguyên nhân khiến cho độ pH của da bị mất cân bằng, đó là: rối loạn nội tiết tố, suy giảm hoặc tăng quá mức các hoocmon, ăn uống thiếu lành mạnh (ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit), do yếu tố bên ngoài (như mỹ phẩm, các chất tẩy rửa…).
Xem thêm:Ăn gì giúp đẹp da, trẻ lâu, chống lão hóa và giảm mụn?