Bạn có biết vì sao nhiều bạn gái lại không thích ăn hành không? Đó là vì sau khi ăn hành, chúng ta sẽ dễ bị hôi miệng và hôi nách.
Nội dung chính ⇒
Nguyên nhân gây hôi miệng
Không chỉ hành mà hẹ, tỏi, đồ nướng, đồ chiên xào nhiều gia vị… đều làm tăng mức độ hôi miệng, hôi nách.
Và ngoài nguyên nhân từ chế độ ăn uống thì hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác như:
- Do lúc đánh răng không đánh cả lưỡi (vì lưỡi cũng bị thức ăn bám vào).
- Do đánh răng theo chiều ngang (khi bạn chà theo chiều ngang, thức ăn thừa sẽ không được đẩy ra hết, vì vậy, bạn nên chải theo chiều dọc kết hợp xoay tròn theo phương pháp bass).
- Bệnh suy thận, tiểu đường, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản, tắc ruột, suy gan, nhiễm trùng xoang mũi…
- Do đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh tâm thần, cao huyết áp, bệnh về đường tiết niệu…
- Do hút thuốc lá.
Và có một tin vui, đó là có rất nhiều cách điều trị hôi nách và hôi miệng.
Nhâm nhi mứt gừng để hết hôi miệng
Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình.
Chuyện là mình rất thích ăn tỏi phi nên lần nào ăn xong cũng bị hôi miệng, hôi nách từ 1 đến 2 ngày. Có một lần, mình làm mứt gừng ăn cho ấm bụng và phát hiện ra mứt gừng còn có thể khử mùi hôi miệng rất tốt (vì mình thuộc tạng người đường huyết thấp, huyết áp cũng thấp, lại hay bị lạnh bụng, trướng bụng, khó tiêu nên ăn 3 miếng mứt gừng mỗi ngày thì thấy sức khỏe cải thiện rất tốt).
Cách dùng: nhâm nhi một hoặc hai lát mứt gừng mỗi ngày (nếu bị nóng trong người, cơ thể thuộc dạng hỏa nhiệt, cao huyết áp, tiểu đường… thì không nên ăn mà chỉ nên nhâm nhi, ngậm trong miệng rồi nhả).
Cách trị hôi miệng bằng chanh
Trái chanh không chỉ giúp trị hôi nách hiệu quả mà còn giúp trị hôi miệng, làm sạch lưỡi. Vì vậy, bạn hãy lấy nửa trái chanh, hòa với 1 ly nước, cho thêm chút muối rồi súc miệng 2 lần mỗi ngày.
Cách này chỉ cần làm 5 ngày là khỏi (nếu không khỏi hoặc bị ê răng thì nên dùng cách khác vì chanh có tính axit, gây mòn răng).
Cách trị hôi miệng bằng nụ đinh hương
Nụ đinh hương có mùi thơm cay đặc biệt và có tính kháng khuẩn nên giúp khử mùi rất tốt, kể cả hôi miệng và hôi nách.
Cách dùng rất đơn giản: giã nát nụ đinh hương, hòa chút nước rồi ngậm vài phút và nhả bỏ (mỗi ngày súc miệng vài lần).
Nơi bán: các tiệm thuốc bắc hoặc online.
Dùng si rum để giảm hôi miệng
Si rum (kẹo cao su) hương bạc hà hoặc hương dâu cũng có tác dụng làm giảm hôi miệng, kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt, giúp cho khoang miệng sạch và đủ độ ẩm (trong nước bọt chứa nhiều enzyme giúp kháng khuẩn).
Vì vậy, thỉnh thoảng, bạn có thể nhai một viên kẹo để khử mùi.
Dùng trà xanh trị hôi miệng
Nếu nhà bạn có lá trà xanh thì bạn hãy nấu lấy nước rồi dùng nước ấy để súc miệng thường xuyên. Trà xanh giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm và khử mùi rất tốt.
Những lưu ý khác
Để điều trị hôi miệng dứt điểm, bạn cần chú ý các điều sau:
- Khắc phục các nguyên nhân gây hôi miệng.
- Uống đủ nước.
- Nếu răng bị đóng vôi, lưỡi bị đóng bựa… thì cần làm sạch.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế thịt, cá, chất béo, pho mát, rượu, thuốc lá, các loại thực phẩm và gia vị cay nồng nặng mùi như hành, tỏi, hẹ…
- Nếu mang răng giả thì cần vệ sinh đúng cách.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày 2 lần và phải lưu ý chải răng đúng cách (chải theo phương pháp bass, chải cả lưỡi và khoang miệng chứ không chỉ hai hàm răng).