Cam thảo là vị thuốc điều trị ngứa âm đạo rất hay. Được biết, đây là vị thuốc rất nổi tiếng trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, người cao huyết áp không nên dùng và nam giới cũng không nên dùng nhiều.
Cách dùng cam thảo điều trị ngứa vùng kín tại nhà
Ngứa âm đạo là chứng bệnh khó nói của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, khi bị viêm ngứa âm đạo, các chị em sẽ tìm mua các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên, các loại dung dịch vệ sinh này có thể làm mất cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo.
Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng không thích các sản phẩm chứa nhiều hóa chất. Vì vậy, các vị thuốc thiên nhiên điều trị viêm ngứa bắt đầu được quan tâm. Trong số đó, ta có thể kể đến cam thảo.

Công dụng điều trị ngứa âm đạo của cam thảo được ghi chép cụ thể trong Thần Nông bản thảo kinh – bản y văn kinh điển của Đông y.
Cách dùng như sau: lấy một lượng cam thảo vừa đủ, nấu lấy nước rồi để nguội và dùng nước này để rửa âm đạo, mỗi ngày rửa từ 3 – 5 lần (theo Thần Nông bản thảo kinh).
Gợi ý để mang lại hiệu quả cao hơn: Nếu không dùng cam thảo (dạng thái lát), bạn có thể dùng bột cam thảo có bán sẵn trên thị trường. Với bột cam thảo thì sau khi mua về, bạn múc một muỗng nhỏ (khoảng 1 muỗng cà phê lưng), hòa với nửa chén nước rồi dùng nước này để rửa âm đạo (khi rửa thì chú ý rửa các kẽ bên ngoài, các mép gấp cho sạch hẳn, không rửa quá sâu, sau đó rửa lại với nước cho sạch). Cách dùng này đã được các chị em dùng và thấy hiệu quả.

Kết quả: Thông thường, chỉ sau lần rửa đầu tiên, bạn sẽ thấy bớt ngứa rõ rệt. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng vài lần là khỏi (khi thấy khỏi thì ngưng, không nên lạm dụng).
Vì sao nam giới cần hạn chế dùng cam thảo?
Cam thảo là vị thuốc được người xưa ca tụng nhờ những công dụng vượt trội của nó. Tuy nhiên, không có phương pháp trị liệu nào là toàn năng và cũng không có vị thuốc nào có thể “chữa bách bệnh”. Cam thảo cũng vậy.
Trong các ghi chép về cam thảo, có tư liệu cho rằng cam thảo có tác dụng “tráng dương”, “trị liệt dương”. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu hiện đại đã cho thấy cam thảo không thể trị liệt dương. Ngược lại, cam thảo còn làm suy giảm khả năng tình dục của phái mạnh. Vì vậy, khi dùng cam thảo làm thuốc, nam giới chỉ nên dùng vừa phải theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng (đồng thời cũng cần tránh các sản phẩm kẹo ngậm có chứa chiết xuất cam thảo).
Vì sao cam thảo hay có trong các thang thuốc Bắc?
Người xưa cho rằng cam thảo là vị thuốc bổ khi bị suy tổn do “ngũ lao, thất thương“, bên cạnh đó, cam thảo còn có tác dụng giải độc và nhiều công dụng khác.

Điều đáng chú ý là: cam thảo có thể “tách nhiệt” trong các vị thuốc có hỏa tính, có thể “chế hàn” trong các vị thuốc có tính hàn, vì thế có thể hòa hoãn các vị thuốc trong thang thuốc và giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn.
Vì sao cam thảo có vị ngọt?
Cam thảo có vị ngọt là do trong thành phần của nó có chứa glycyrrhizin. Vị ngọt này giúp giảm bớt tính đắng của các loại thuốc khác, giúp cho các thang thuốc Bắc trở nên dễ uống hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng cam thảo trong thời gian dài vì nó sẽ gây ra các tác dụng phụ, thậm chí gây độc.
Xem thêm tại đây: Dùng cam thảo lâu ngày có tốt không? Các bài thuốc chữa bệnh và những lưu ý khi dùng cam thảo
Có nên dùng cam thảo không?
Đến đây, cũng cần nói rằng vì cam thảo có nhiều công dụng hữu ích đối với con người mà sách Thần Nông bản thảo kinh xếp nó vào nhóm các vị thuốc “Thượng phẩm”, đồng thời cũng cho rằng dùng cam thảo lâu ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, như đã nói, cam thảo là một vị thuốc thực thụ và không thể dùng tùy tiện. Trên thực tế, nhiều chị em dùng cam thảo thường xuyên (có người uống như trà liên tục hơn 1 năm) đều cảm thấy cơ thể mỏi mệt hơn, da mặt cũng xấu hơn.
Thông tin thêm về công dụng của bột cam thảo
Cam thảo (tức cam thảo Bắc) là phần rễ (hoặc thân rễ) của cây cam thảo Bắc, có vị rất ngọt.
Trên thị trường, bạn có thể mua cam thảo ở dạng miếng khô thái lát hoặc dạng bột (xay nhuyễn nhưng nhám).
Với bột cam thảo, ngoài công dụng giảm ngứa âm đạo, bạn còn có thể dùng làm mặt nạ dưỡng trắng da và trị mụn (hòa với chút nước rồi thoa lên mặt hoặc thoa toàn thân khi tắm). Tuy nhiên, trước khi dùng làm đẹp, bạn nên thử trước ở một phần nhỏ trên da để xem có phù hợp với thảo dược này không nhé!
Tư liệu tổng hợp
- Chị em cần lưu ý gì khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ?, https://healthplus.vn/dung-dung-dich-ve-sinh-phu-nu-can-luu-y-nhung-gi-d27243.html
- Đào Ẩn Tích (Chu Tước Nhi dịch), Thần nông bản thảo kinh, NXB Hồng Đức, trang 47.