Ở Miền Nam không có cây cam thảo mà chỉ có cây cam thảo đất. Sở dĩ gọi cam thảo đất là vì lá cây có vị ngọt hậu như cam thảo (chỉ cần bạn hái lá tươi, cho vào miệng nhai là sẽ cảm thấy vị ngọt đặc trưng của nó).
Ngoài ra, toàn cây cam thảo đất còn được dùng thay thế cam thảo để giải độc cơ thể và hạ sốt (trong trường hợp thiếu cam thảo).
Vì vậy, ngoài tên gọi cam thảo đất, cây còn được gọi là cam thảo nam (để phân biệt với cây cam thảo mọc phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc, có thân rễ được dùng làm thuốc với vị rất ngọt).
Nội dung chính ⇒
Tác dụng của cam thảo đất và cách sử dụng cây cam thảo đất làm thuốc
Cây cam thảo đất (cam thảo nam) mọc hoang khắp nơi, thân cây có rất nhiều lá, quả và hạt cũng nhiều.
Bạn có biết, cam thảo đất chính là một vị thuốc quý, có thể điều trị được tiểu đường và rất nhiều bệnh khác không?
Theo công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1) thì cây cam thảo đất có các công dụng sau:
- Có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Có vị ngọt, giúp bổ lá lách.
- Chứa chất amellin giúp giảm đường huyết, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường và điều trị tiểu đường.
- Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương (hỗ trợ người bị tiểu đường đang bị bệnh về da, lở loét, ghẻ… hoặc người bình thường bị vết thương lở loét lâu lành, trẻ nhỏ bị mụn lâu lành).
- Giúp giảm mỡ trong mô mỡ, từ đó làm lành vết loét nhanh hơn.
- Giúp cơ thể hấp thu chất đạm tốt hơn.
- Giúp tăng hồng cầu và điều trị thiếu máu.
- Điều trị cảm cúm với biểu hiện sốt cao.
- Giúp nhuận phổi, điều trị ho khan và ho có đờm.
- Điều trị viêm võng mạc.
- Giúp giải độc, giã xay sắn (ngộ độc khoai mì).
- Chữa trị bệnh lỵ trực trùng.
- Chữa chứng tê phù và phù thũng (sáng ngủ dậy thấy bàn chân sưng phù lên do viêm thận cấp).
- Điều trị albumin niệu và ceton niệu.
- Điều trị tiểu gắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng.
Cách dùng cam thảo đất làm thuốc:
- Cách 1: Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì mỗi ngày, ta lấy từ 8 – 12 g toàn cây cam thảo đất đã phơi khô, cắt nhỏ, nấu lấy nước uống (nếu dùng cây tươi thì dùng từ 20 – 40 g mỗi ngày).
- Cách 2: Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu dùng cây cam thảo đất làm thuốc ở dạng tươi thì mỗi ngày sắc uống 100 g, nếu dùng ở dạng khô thì mỗi ngày dùng 40 g và ta dùng toàn cây nhưng bỏ phần rễ (nấu với 1 lít nước, giữ sôi 15 phút rồi tắt bếp, đem xuống để nguội và chia thành 2 lần uống trong ngày).
Lưu ý: Nếu dùng điều trị ho khan thì nên dùng cây lá tươi nấu nước uống, nếu dùng điều trị ho đờm thì nên sao lên cho thơm rồi mới nấu nước uống.
Thông tin thêm
Ngoài ra, cây cam thảo đất còn được dùng điều trị bệnh chàm, lở ngứa và mụn nhọt (bằng cách xay, giã nát lá tươi và vắt lấy nước thoa lên).
Theo lương y Nguyễn Công Đức, với những người bị mụn bọc, nốt mụn lâu ngày không lành thì hoạt chất amellin trong cây cam thảo đất sẽ giúp giảm mỡ trong các mô mỡ (vì vậy sẽ giúp các vết thương mau lành). Cách dùng là giã nát lá tươi và đắp lên.
Các bài thuốc kết hợp có dùng cam thảo đất
Để hiệu quả điều trị được cao hơn, dân gian còn kết hợp cây cam thảo đất cùng các vị thuốc khác, chẳng hạn như các bài thuốc sau đây:
- Chữa trị lỵ trực trùng: dùng 30 g toàn cây cam thảo đất, 30 g toàn cây rau má lá rau muống (tức rau chua lè) và 30 g địa liền, tất cả cùng xắt nhỏ, nấu lấy nước uống.
- Chữa trị cảm cúm, sốt ho: lấy 30 g toàn cây cam thảo đất tươi, 9 g cành lá bạc hà và 15 g toàn cây rau diếp cá, tất cả cùng xắt nhỏ, nấu lấy nước uống.
Tư liệu tổng hợp
- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2, NXB Y học, HN, trang 332.
- Tác dụng chữa bệnh của cam thảo đất, https://www.youtube.com/watch?v=AphpM2Jl1zw&t=554s
Xem thêm: Cây cỏ mần trầu và công dụng làm thuốc theo y học cổ truyền
Cam thảo đất có tác dụng gì?