• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Cây cỏ xước (ngưu tất Nam) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Cây cỏ xước (ngưu tất Nam) có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

04/08/2021 03/03/2022 Cây Hoa Lá

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Cây cỏ xước, bạn biết chứ? Nó là vị thuốc “Nam ngưu tất” trong y học cổ truyền và khác với cây ngưu tất nhé (rất nhiều người nghĩ rằng cây cỏ xước là cây ngưu tất).

Cây cỏ xước
Cây cỏ xước
Cây ngưu tất
Cây ngưu tất

Hình dáng của hai cây này thì khá giống nhau nhưng công dụng thì khác nhau. Vậy, làm cách nào để phân biệt chúng?

Nội dung chính ⇒

  • Cây cỏ xước (Nam ngưu tất) khác cây ngưu tất ở điểm nào?
  • Cây cỏ xước ăn được không?
  • Công dụng làm thuốc của cây cỏ xước (Nam ngưu tất)
  • Phân biệt
  • Tư liệu tổng hợp

Cây cỏ xước (Nam ngưu tất) khác cây ngưu tất ở điểm nào?

  • Tên khoa học: cây cỏ xước (Nam ngưu tất, ngưu tất Nam, thổ ngưu tất) có tên khoa học là Achyranthes aspera còn cây ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata.
  • Rễ: rễ cây cỏ xước (Nam ngưu tất) nhỏ và cong queo, từ cổ rễ bé dần xuống chóp rễ, đường kính chỉ từ 0.2 – 0.5 cm. Trong khi đó, rễ cây ngưu tất to hơn và là dạng rễ củ hình trụ dài.
Rễ cỏ xước
Rễ cỏ xước
Rễ ngưu tất
Rễ ngưu tất
  • Quả: quả cỏ xước (Nam ngưu tất) thuộc dạng quả nang, có lá bắc tiêu giảm thành gai nhọn. Quả ngưu tất thuộc dạng quả bế và có hình bầu dục.
  • Hạt: hạt cỏ xước (Nam ngưu tất) có dạng hình trứng dài còn hạt ngưu tất có hình trụ.

Cây cỏ xước ăn được không?

Được biết, trong cây cỏ xước có chứa chất đạm, chất đường bột, chất xơ, tro, nước, caroten và vitamin C. Vì thế, dân gian dùng ngọn và lá non của cây để làm rau ăn (bằng cách vò kỹ, xắt nhỏ, trụng qua nước sôi rồi nấu canh hoặc xào ăn).

Cỏ xước
Cỏ xước

Công dụng làm thuốc của cây cỏ xước (Nam ngưu tất)

Toàn cây cỏ xước đều được dùng làm thuốc nhưng dân gian chủ yếu dùng rễ (dùng tươi hay phơi khô đều được).

Theo y học cổ truyền, cây cỏ xước có vị chua và đắng nên có tính mát, giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và tiêu viêm (chống viêm tốt ở các trường hợp cấp tính và mãn tính)…

Ngoài ra, rễ cây và toàn cây cỏ xước còn được biết đến với các công dụng như:

  • Phá huyết ứ (nhờ chất saponin có trong rễ cây).
  • Lọc máu, giải độc, điều trị nhọt, phát ban da.
  • Điều trị cảm mạo phát sốt và sốt rét.
  • Điều trị sổ mũi.
  • Điều trị lỵ, trĩ.
  • Điều trị viêm màng tai quai bị.
  • Điều trị viêm thận gây phù thũng.
  • Điều trị tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu không thông.
  • Điều trị tụ máu bầm do té ngã (rễ cây giúp phá máu ứ).
  • Điều trị đau bụng kinh do máu ứ và vô kinh (nhờ rễ cây).

Cách dùng: mỗi ngày, nấu lấy nước uống từ 15 – 30 g cây cỏ xước (cả rễ). Riêng với chứng quai bị thì ngoài việc dùng thuốc uống, ta cũng cần lấy thêm rễ tươi, giã nát, đắp lên thì bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được uống.

Phân biệt

Cây cỏ xước khác với cây ngưu tất (như đã kể trên) và cũng khác với các cây sau:

  • Khác với cây cỏ xước bông đỏ hay còn gọi là cây cỏ cước đài, cây đơn đỏ ngọn (có tên khoa học là Cyathula prostrata). Cây này có hoa xếp thành bông đỏ dày đặc, từng nhóm chứa 3 cái nhỏ. Về giá trị y học, cây này được người Malaysia dùng làm thuốc ngoài da để trị ngứa do sâu bọ cắn đốt (giã nát cây tươi rồi đắp lên).
  • Khác với cây cỏ xước nước có tên khoa học là Centrostachys aquatica, là loại thủy sinh nổi, thân có sọc và đốm màu đỏ. Lá cây có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa có lá bắc và có màu xanh. Có thông tin rằng người dân Cần Thơ dùng cây này để điều trị khí hư, tuy nhiên, cách dùng cụ thể thì vẫn chưa được biết đến.

Tư liệu tổng hợp

  1. Cỏ xước, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_x%C6%B0%E1%BB%9Bc
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 564.

Xem thêm: Cây cỏ mần trầu có tác dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 300

Bài viết liên quan

Tân di có tác dụng gì
Dược liệu hoa tân di có trị được viêm xoang? Công dụng làm thuốc và cách nhân giống
Tép sả
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?
Quả quất
Uống nước tắc có tác dụng gì, có giúp giảm cân, giảm mụn không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bế kinh/ bệnh trĩ/ cảm sốt/ đau bụng kinh/ giải độc/ giúp tan máu bầm/ kiết lỵ/ kinh nguyệt không đều/ lợi tiểu/ nghẹt mũi sổ mũi/ quai bị/ thanh nhiệt/ viêm thận

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Điểm danh 25 loại hoa lan có thể dùng làm thuốc
Bài viết sau Không nhận được mã Pin từ Google Adsense (chỉ cần sửa mã bưu điện là nhận được) »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!