Râu mèo là cây thuốc nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu.
Vì vậy, nó được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh có liên quan đến đường tiết niệu như: Gút, viêm bàng quang, viêm thận, sỏi đường tiết niệu…

Ngoài ra, cây râu mèo còn được dùng điều trị thấp khớp và nhiều bệnh khác.
Tác dụng của cây râu mèo trong Đông y
Vị thuốc râu mèo trong y học cổ truyền là phần cành lá hoặc toàn cây râu mèo (Orthosiphon spiralis), được thu hái, rửa sạch rồi cắt nhỏ và phơi khô để làm thuốc.

Thông thường, người ta thu lấy cây khi cây chưa ra hoa (hoặc sắp ra hoa) vì đây là thời điểm dược tính trong lá của nó lên cao nhất.
Cây râu mèo khi dùng làm thuốc có vị ngọt nhẹ và hơi đắng nhẹ, là vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu nổi tiếng trong y học cổ truyền.
Được biết, cây râu mèo có nhiều công dụng như:
- Lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu.
- Điều trị phù thũng.
- Thúc đẩy sự bài tiết axit uric, điều trị Gút (thống phong) vì thừa axit uric sẽ gây Gút.
- Thúc đẩy sự bài tiết urê và chlorua, điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận và sỏi mật (dạng sỏi nhỏ).
- Giúp tiêu viêm, điều trị viêm bàng quang.
- Điều trị viêm thận cấp và mạn tính.
- Điều trị đau nhức lưng, đau nhức xương khớp, thấp khớp.
- Cải thiện bệnh xung huyết gan.
- Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
Liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 30 – 50 g cành và lá râu mèo (đã phơi khô), nấu lấy nước uống (nên chia thành hai lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút).
Mỗi đợt dùng thuốc như vậy là 1 tuần, nếu thấy hết bệnh thì ngưng. Nếu thấy bệnh chỉ giảm, chưa hết thì ngưng 3 ngày rồi uống tiếp đợt khác.
Xem thêm: Kim tiền thảo, vị thuốc nam đa công dụng
Tư liệu tổng hợp
- Vì sao râu mèo trị được Gút và sỏi tiết niệu?, https://caythuoc.org/vi-sao-cay-rau-meo-dieu-tri-duoc-gout-thong-phong-va-soi-tiet-nieu.html
- Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 2.