• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sức khỏe » Có 3 hành động nên chậm lại 30 giây, bạn có biết là gì không?

Có 3 hành động nên chậm lại 30 giây, bạn có biết là gì không?

08/07/2021 25/07/2021 Cây Hoa Lá

Có 3 hành động, chỉ cần bạn làm chậm lại 30 giây thì sẽ phòng ngừa được những tai nạn không đáng có.

Đó là:

  • Sau khi ngủ và mở mắt thức dậy, bạn cứ nằm như thế, đợi 30 giây rồi hãy ngồi dậy.
  • Sau khi ngồi dậy, bạn đợi 30 giây rồi mới thò chân xuống nền nhà.
  • Tiếp tục giữ tư thế như vậy, đợi 30 giây nữa mới bắt đầu đứng dậy, rời khỏi giường.

Đừng xem thường 3 lời nhắc trên nhé vì nó rất quan trọng đấy.

Thức dậy, sống chậm lại để tận hưởng

Bạn biết không, đã từng có trường hợp một người ban ngày vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến khi đi ngủ, người đó thức giấc nửa đêm và vội vã rời khỏi giường (có lẽ để đi tiểu). Tuy nhiên, do thay đổi tư thế đột ngột từ trạng thái ngủ sang thức nên người đó bị tụt huyết áp, thiếu máu não và chóng mặt, cuối cùng ngã té đập đầu xuống đất và tử vong (do bể hộp sọ).

Câu chuyện này đã được bác sĩ Hồng Chiêu Quang (người Trung Quốc) kể lại và cho in trong công trình y học của mình để nhắc nhở mọi người.

Không chỉ thế, giới nghiên cứu y học nói chung cũng đồng tình với “ba cái nữa phút” kể trên nhằm phòng ngừa các rủi ro đáng tiếc. Khi kiểm tra điện tâm đồ, các nhà khoa học cũng thấy rằng nhiều người, ban ngày thì điện tim của họ hoàn toàn bình thường nhưng ban đêm thì lại bị nhồi máu cơ tim. Nguyên do của sự cố này đa phần cũng vì họ thức dậy rồi là ngay lập tức rời khỏi giường (quá nhanh), điều này khiến cho huyết áp tuột, não bị thiếu máu và tim ngừng đập (đột tử).

Có một lần, sau khi bác sĩ Hồng Chiêu Quang giảng xong vấn đề này thì một bệnh nhân đã khóc òa lên. Khi được hỏi, ông mới nói rằng hai năm trước, ông cũng bị chóng mặt và té ngã (do thức dậy và lập cập đi tiểu quá vội), sau đó ông bị liệt nửa người và phải điều trị 8 tháng mới xong!

Như vậy, sau khi thức dậy, bạn không nên quá vội thay đổi tư thế mà hãy thật chậm rãi, bạn nhé!

Chỉ cần chậm đi tổng cộng một phút rưỡi thôi, bạn đã có thể tránh được cơn thiếu máu não bộc phát, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) cũng như nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Bí quyết sống khỏe của người Nhật Bản

Tư liệu tham khảo

  1. Bác sĩ tốt nhất là chính mình (tập 1).
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 24

Bài viết liên quan

Nhức răng phải làm sao
Cách trị đau răng có lỗ, hết đau răng tại nhà
Thải độc gan với trà nhuận gan của lương y Nguyễn Công Đức
Uống tinh trùng có đẹp da không? Nuốt tinh trùng có lây HIV không?

Chuyên mục: Sức khỏe

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Bài thơ: Bài học vỡ lòng
Bài viết sau 4 lời nhắc cho người tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao và bệnh thận »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

An toàn cảm xúc hay là tự do? (Sadhguru)

06/02/2023

Bảo vệ: TƯ DUY THÀNH CÔNG TRONG MỌI NGÀNH NGHỀ – BÀI HỌC TỪ SADHGURU

05/02/2023

Sadhguru kể về Đức Phật – rất cảm động!

02/02/2023

Sương Nguyệt Anh

Nếu Google không vinh danh, liệu còn ai nhớ đến Sương Nguyệt Anh không?

02/02/2023

Có phải kết hôn là khó giác ngộ?

01/02/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!