Có những lời khuyên quen thuộc nhưng ít ai thực hiện. Tuy nhiên, tác dụng của nó đối với sức khỏe thì vẫn luôn thiết thực hàng ngày.
Nội dung chính ⇒
1. Tập thể dục buổi sáng 30 phút
Thật ra, bạn có thể tập thể dục vào mọi lúc trong ngày, khi bạn rảnh rỗi, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để tập thể dục vẫn là buổi sáng.
Chỉ cần kiên trì tập thể dục trong 10 ngày, bạn sẽ thấy cơ thể bớt nhức mỏi, thon gọn hơn và da dẻ cũng giàu sức sống hơn (vì khí huyết được điều hòa).
Đặc biệt, có một thông tin rất hữu ích đối với bệnh nhân bị tiểu đường, đó là một giờ tập thể dục sẽ giúp nồng độ hoocmon insulin trong cơ thể tăng lên 5 – 7 %, điều này giúp quá trình chuyển hóa đường diễn ra tốt hơn, hạn chế lượng đường dư thừa trong máu và cải thiện bệnh tiểu đường.
Lưu ý: Những người đang bị chấn thương thì không nên tập thể dục và không nên tập thể dục quá sức, không nên chạy bộ quá sức hoặc chạy bộ lúc đói. Chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng vừa phải.
2. Ngủ trưa 30 phút
Ngủ trưa 30 phút là nhu cầu sinh lí cơ bản để cơ thể lấy lại sức khỏe và tiếp tục làm việc vào buổi chiều.
Không chỉ thế, mỗi ngày ngủ trưa 30 phút còn giúp giảm 30% nguy cơ nhồi máu cơ tim.
3. Đi bộ chậm rãi 30 phút vào buổi chiều tối
Vào khoảng 6 giờ tối, bạn có thể đi bộ quanh nhà hoặc công viên, đường đi bộ… và nên chọn những nơi an toàn, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các động vật gây hại hoạt động về đêm nhé!
Được biết, đi bộ chậm rãi 30 phút vào buổi chiều sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cao huyết áp và thắt nghẽn cơ tim.
Xem thêm: Những điều cần nhớ để bảo vệ sự sống
Cuộc sống vội vã, đầy áp lực khiến cho nhiều người gần như “làm bán mạng” để có được tiền. Tuy nhiên, khi bị bệnh và đứng trước bờ vực của sự sống và cái chết, chúng ta mới nhận ra tiền bạc có được không đủ bao nhiêu so với chi phí để “giành lại sự sống”. Và nhiều khi, có tiền cũng không mua được sự sống!
Vì vậy, hãy nhớ 3 điều cơ bản sau đây, bạn nhé!
1. Đừng làm việc liên tục 72 giờ
Bạn biết không, rất nhiều người bị chết trên bàn làm việc do làm việc quá sức và do bệnh tim bộc phát.
Mình từng nghe tin về một người sáng tạo nội dung làm việc miệt mài rồi gục chết trên máy tính. Mình cũng từng biết một giảng viên chết vì bệnh gan sau nhiều năm làm việc không ngừng nghỉ, thường thức đến 2, 3 giờ sáng.
Họ là những người rất siêng năng, tốt bụng nhưng lại quên rằng sức khỏe và mức chịu đựng của cơ thể có hạn.
Mình cũng biết rất nhiều người, sau một thời gian dài khuân vác nặng nhọc thì bị các bệnh về xương khớp và những người làm việc đến suy nhược thần kinh.
Vì vậy, hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình vì chúng ta chỉ có một mạng sống thôi.
Đừng bao giờ làm việc quá sức bởi vì cái giá mà bạn phải trả, đôi khi, nó không hề rẻ chút nào!
2. Chú ý sức khỏe vào lúc trời lạnh, lúc sáng sớm và lúc mệt mỏi
Trời lạnh, buổi sáng sớm và lúc cơ thể mệt mỏi là những lúc tỷ lệ phát bệnh tim mạch (cũng như cao huyết áp) tăng cao.
Cụ thể, vào buổi sáng, nhất là những ngày trời trở lạnh, máu của chúng ta đặc hơn (do nhịp tim chậm hơn, tốc độ lưu thông của máu cũng chậm hơn).
Trong khi đó, nhịp sống của chúng ta thường tất bật vào buổi sáng sớm: có khi vừa lo ăn sáng, vừa lo đi làm, vừa lo cho con cái, gia đình… Điều này khiến cho thần kinh giao cảm của chúng ta phấn khích cao độ và hoocmon co rút của mạch máu cũng tăng lên. Lúc này, tim chúng ta cần nhiều oxy hơn và áp lực của máu lên thành mạch cũng cao hơn (dễ gây cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ… hơn).
Do đó, đừng quá vội vã hay làm việc quá sức vào lúc trời lạnh, buổi sáng sớm hay khi cơ thể đang mệt mỏi, bạn nhé!
3. Đừng ăn quá no, uống quá chén hay quá kích động (hưng phấn)
Thứ nhất, đừng ăn quá no vì khi bạn ăn no, khoang bụng của bạn chật chội hơn và sức ép của thức ăn lên hệ tiêu hóa cũng cao hơn (hiệu quả tiêu hóa cũng thấp hơn). Không chỉ thế, khi ăn no, các cơ quan nội tạng khác cũng bị ảnh hưởng, hoạt động thải độc và hấp thu đều kém hiệu quả. Lời khuyên: chỉ nên ăn no 70 % thôi, bạn nhé!
Thứ hai, đừng uống quá chén (uống rượu say) vì nó chính là kẻ hạ độc sức khỏe cũng như tinh thần của bạn (nhất là hệ thần kinh – không phải ngẫu nhiên mà những người say rượu thường không tự chủ, nói năng càm ràm…).
Thứ ba, đừng quá hưng phấn hoặc quá kích động vì ở những trạng thái đó, hệ thần kinh và hệ tim mạch của chúng ta rất mẫn cảm. Trên thế giới, đã có không ít trường hợp chết vì quá kích động, quá hoảng sợ.
Cuối cùng, cả ba tình huống trên đều dễ dẫn đến chứng loạn nhịp tim và tắc nghẽn cơ tim.
Vì vậy, hãy giữ một tâm trạng bình ổn và làm việc vừa sức thôi (vì chúng ta còn muốn làm lâu dài mà), phải không bạn!
Tư liệu tham khảo: Bác sĩ tốt nhất là chính mình (tập 1, tập trang 64 và tập 2, trang 39).
Xem thêm: Những hành động mọi người hay làm nhưng lại rất nguy hiểm