• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Trà dư tửu hậu » Cổ cầm là gì, giá bao nhiêu, có mấy dạng cầm thức phổ biến và ý nghĩa của các dây đàn

Cổ cầm là gì, giá bao nhiêu, có mấy dạng cầm thức phổ biến và ý nghĩa của các dây đàn

04/10/2021 05/10/2021 Cây Hoa Lá

Cổ cầm là loại nhạc cụ cao sang, tinh hoa của văn hóa phương Đông.

Hãy cùng mình tìm hiểu về nó nhé!

Nội dung chính ⇒

  • Cổ cầm là gì, có mấy dây?
  • Các dạng cầm thức phổ biến
  • Ý nghĩa của các dây đàn cổ cầm
  • Dây đàn cổ cầm được làm bằng chất liệu gì?
  • Cổ cầm giá bao nhiêu?
  • Ai là người đầu tiên tạo ra cổ cầm?
  • Cổ cầm có khó chơi không?

Cổ cầm là gì, có mấy dây?

Cổ cầm (古琴, gǔqín) có xuất xứ từ Trung Quốc, thường có 7 dây nên còn gọi là “Thất huyền cầm”.

Từ thời cổ đại, các cầm nhân đã yêu thích và xem nó như thú chơi tao nhã của người quân tử.

Cho nên, người đời nay đối với cổ cầm luôn có sự tôn kính vì cầm là “nhạc cụ của hiền nhân”.

Thất huyền cầm

Một cây cổ cầm thường dài khoảng 120 cm và rộng 20 cm.

Nếu nhìn cây cổ cầm và hình dung, bạn sẽ thấy nó giống với dáng của chim phượng hoàng, toàn thân thuôn dài.

Cổ cầm

Truyền thuyết kể rằng xưa kia, vua Phục Hy quan sát thấy năm sắc sao trên trời rơi xuống cây ngô đồng, chim phượng hoàng đến đậu. Vì vậy, ông nghĩ rằng loài cây cổ thụ này hẳn đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể phát ra âm thanh hay như tiếng chim phượng hoàng. Thế là ông lấy thân cây ngô đồng làm đàn, lại lấy dây tơ căng lên để tạo âm thanh. Cổ cầm đã hình thành từ đó.

Hoặc bạn cũng có thể tưởng tượng cổ cầm với thân hình con người (vì nó có đầy đủ các bộ phận như đầu đàn, cổ đàn, vai đàn, lưng đàn, chân đàn…). Thân đàn rộng rồi tới hẹp là biểu tượng cho tôn ti.

Gảy đàn

Ngắm nhìn cổ cầm, bạn sẽ thấy mặt trên của cầm cong tròn hình vòm, tượng trưng cho trời; mặt dưới thì phẳng, tượng trưng cho đất. Trên mặt cầm lại có 12 huy khảm chìm, đó là biểu tượng cho 12 tháng trong năm (sau này thêm một huy nữa là 13 huy để biểu tượng cho năm nhuận có 13 tháng).

Về kết cấu, cổ cầm được tạo thành từ hai tấm gỗ ghép lại. Loại gỗ để chế tác thì có nhiều loại nhưng dựa theo truyền thuyết thì tốt nhất là gỗ cây ngô đồng (ngô đồng cũng có nhiều loại). Ngày nay, cổ cầm được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ linh sam, gỗ hông…

Chế tác đàn

Các dạng cầm thức phổ biến

Cầm thức là hình dáng của cổ cầm và tính đến nay thì có khoảng 50 thức, tuy nhiên, chỉ khoảng 20 thức là thông dụng và ở nước ta thì có 5 thức phổ biến sau:

  • Hỗn Độn thức (渾沌式)
  • Tiêu Diệp thức (蕉叶式)
  • Phục Hy thức (伏羲 式)
  • Trọng Ni thức (仲尼 式)
  • Thần Nông thức (神农式)
Hỗn Độn thức - Tiêu Diệp thức - Phục Hy thức
Hỗn Độn thức – Tiêu Diệp thức – Phục Hy thức (từ trái qua phải)
Tiêu Diệp thức
Tiêu Diệp thức
Trọng Ni thức
Trọng Ni thức
Thần Nông thức
Thần Nông thức

Ý nghĩa của các dây đàn cổ cầm

Ban đầu cổ cầm có 5 dây, tượng trưng cho ngũ cung (Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ) và ngũ hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ).

Ý nghĩa của từng dây như sau:

  • Dây thứ nhất (dây Cung): Dây này ứng với hành Thổ, có âm thâm trầm và uy nghi, tượng trưng cho bậc quân vương và được tạo thành từ 81 sợi chỉ lụa. Đây là dây lớn nhất.
  • Dây thứ hai (dây Thương): Dây này ứng với hành Kim, có âm thanh rõ ràng, tượng trưng cho bậc công hầu và được tạo thành từ 72 sợi chỉ lụa.
  • Dây thứ ba (dây Giốc): Dây này ứng với hành Mộc, run rẩy khi ta chạm vào, giống như cỏ cây run rẩy, đâm chồi nảy lộc trước gió xuân và tượng trưng do dân chúng. Dây này được tạo thành từ 64 sợi chỉ lụa.
  • Dây thứ tư (dây Chủy): Dây này ứng với hành Hỏa, có âm thanh thịnh vượng, dồi dào sức sống, tượng trưng cho thiên nhiên và được tạo thành từ 54 sợi chỉ lụa.
  • Dây thứ năm (dây Vũ): Dây này ứng với hành Thủy, tượng trưng cho muôn vật đang sống.

Sau này, vua Chu Văn Vương (Cơ Xương) thêm dây thứ 6 – gọi là dây Văn và vua Chu Võ Vương (Cơ Phát) thêm dây thứ 7 – gọi là dây Võ.

Vì vậy, cổ cầm ngày nay có 7 dây.

Cổ cầm Trung Hoa

Dây đàn cổ cầm được làm bằng chất liệu gì?

Có 3 loại chất liệu phổ biến thường được dùng để làm dây đàn cho cổ cầm, đó là:

  • Dây tơ: Là loại dây nguyên thủy của cổ cầm, được làm bằng cách lấy một số lượng nhất định các sợi tơ, xoắn lại và định hình lại. Dây này mềm mại, âm sắc cổ điển đặc trưng, mộc mạc đơn giản nhưng lại dễ đứt, âm vang ngắn, khô và chất lượng âm thanh cũng không ổn định (vì chất liệu tơ rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm).
  • Dây kim loại bọc nylon (dây thép): Là loại dây bền, tạo ra âm thanh lớn, rõ ràng, chất lượng âm thanh ổn định nhưng vì chất liệu kim loại nên âm thanh có khi hơi cứng, chát. Bên cạnh đó, dây thép cũng dễ gây đau tay và vì bản chất của nó mượt nên không tạo được tiếng vuốt dây đặc trưng của cổ cầm.
  • Dây nylon (Long Nhân băng huyền): Là dây được làm bằng loại sợi siêu bền, sợi này lại được phủ bằng một lớp sợi tơ và nylon. Đặc tính của loại dây này nằm ở mức trung gian giữa dây thép và dây tơ, không quá vượt trội cũng không quá kém. Tuy nhiên, dây này lại dễ bị xoắn.

Nhìn chung, việc chọn chất liệu dây sẽ dựa vào độ nhạy âm của thân đàn. Ví dụ như thân đàn tốt thì bạn dùng dây nào cũng được (nhưng nếu thân đàn không tốt mà bạn dùng dây tơ thì âm thanh sẽ nhỏ, không rõ ràng).

Gảy đàn cầm

Cổ cầm giá bao nhiêu?

Giá của cổ cầm rất đa dạng, tùy theo khả năng mà bạn lựa chọn. Loại dưới 5 triệu cũng có. Loại từ 5 – 10 triệu cũng có và loại vài chục đến hàng trăm triệu cũng có.

Với những người mới chơi cầm, nếu có điều kiện thì nên chọn loại có giá từ 7 – 10 triệu và nên nhờ người có kinh nghiệm mua giúp. Mỗi cây cầm sẽ có âm thanh khác nhau, không cây nào giống cây nào (dù hình dáng và giá tiền giống nhau).

Vì vậy, bạn nên mua trực tiếp hoặc nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ test âm đàn để chọn được cây có âm sắc mà bạn thích nhé!

Ai là người đầu tiên tạo ra cổ cầm?

Về câu hỏi “Ai là người đầu tiên tạo ra cổ cầm?” thì không có câu trả lời chính xác.

Có truyền thuyết nói rằng vua Phục Hy là người tạo ra cổ cầm.

Cũng có truyền thuyết nói rằng vua Thần Nông (Viêm Đế) và Hoàng Đế đã tạo ra cổ cầm.

Có tư liệu lại nói vua Đường Nghiêu tạo ra.

Ngày nay, nhiều cầm nhân tôn ngài Bá Ấp Khảo, nổi tiếng với tài gảy đàn “thần sầu” là ông tổ của cổ cầm và lấy ngày 18/ 9 hàng năm là ngày cúng tổ (Bá Ấp Khảo là anh trai của Chu Võ Vương – vị vua thêm dây thứ 7 cho cổ cầm).

Thật ra, tôn thờ người sáng tạo hay người phát triển cũng đúng và tôn thờ người nâng tiếng đàn lên mức độ tuyệt diệu cũng đúng. Tất cả chỉ là tính ngưỡng để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân đã tạo ra sản phẩm văn hóa quý báu cho con người.

Nói như admin GuqinSaigon thì “tất cả chỉ là vay mượn của thế giới này“.

Nhìn chung, theo các ước đoán thì cổ cầm có thể đã xuất hiện từ hơn 4000 năm nhưng thời điểm chính xác thì không thể xác định được. Chỉ biết rằng, nó đã có từ thời vua Đường Nghiêu và đạt tới đỉnh cao vào thời nhà Đường.

Năm 2003, cổ cầm Trung Quốc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Lúc ấy, cả nước Trung Quốc chỉ còn khoảng 50 người được xem là lão luyện với loại đàn này. Sau này, nhiều cầm nhân xuất hiện và đã kế thừa vẻ vang. Những bản đàn quen thuộc lại được diễn tấu lại với những nét hay riêng…

Ở nước ta, cổ cầm cũng từng được dùng trong dàn nhạc cung đình giai đoạn đầu thời Nguyễn (nhưng đã bị thất truyền). Hiện nay, giới trẻ Việt Nam cũng như Trung Quốc dần dần yêu thích loại đàn này và số lượng càng ngày càng đông (theo nguồn tin từ một người bán cổ cầm tại Việt Nam thì trong 3 năm đã có hơn 100 cây đã được bán cho các bạn trẻ Việt Nam, với mức giá từ 4 triệu đến vài chục triệu).

Với những người yêu thích cổ cầm thì cầm chính là tri kỷ, là nét đẹp văn hóa. Mỗi khúc cầm có một sự tích riêng của nó, khi được cầm nhân gảy lên lại mang nét riêng của bản thân, khiến cho tiếng đàn cầm trở thành tiếng lòng của mỗi người, thấy đàn như thấy người, nghe tiếng đàn biết tính ý người.

Cổ cầm có khó chơi không?

Cổ cầm là loại đàn dễ chơi nhưng lại khó chơi hay.

Muốn chơi hay, bạn phải đạt đến cảnh giới người và cầm hợp nhất, lại hợp với đất trời, tự nhiên, vạn vật.

Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi chơi cổ cầm (lục kỵ, thất bất đàn)

Cùng thưởng thức một bài cầm của Nam Nhất tiên sinh nhé!

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 1.742

Bài viết liên quan

Những quyển sách hay về kinh doanh Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
Những quyển sách hay về kinh doanh
Những quyển sách hay về kinh doanh Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
Chat GPT nói gì về quyển “Tư duy thành công trong mọi ngành nghề – bài học từ Sadhguru”?
Sương Nguyệt Anh
Nếu Google không vinh danh, liệu còn ai nhớ đến Sương Nguyệt Anh không?

Chuyên mục: Trà dư tửu hậu

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Cách dùng bí đao giúp giảm cân, điều trị mụn, nám và tiểu đường
Bài viết sau Nỗi buồn, thật ra nó chỉ là những điều không như ý »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Phụng Nghi Đồng Tuyết Nhi

Tâm sự vu vơ của tác giả Phụng Nghi – admin kênh “Cùng mình hoàn thiện bản thân”

09/03/2023

Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru

Sách Tư duy thành công của Phụng Nghi chính thức ra mắt

07/03/2023

Chuỗi hật kim cang Isha do Sadhguru giới thiệu

Chuỗi hạt kim cang Rudraksha được thánh hiến tại Dhyanalinga, Isha – kén năng lượng của bạn (giá 400 k)

04/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!