• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Cây cỏ gà có tác dụng gì (cỏ chỉ)?

Cây cỏ gà có tác dụng gì (cỏ chỉ)?

28/11/2019 14/11/2022 Cây Hoa Lá

Với người làm vườn thì cỏ gà (cỏ chỉ) là loại cỏ dại, mọc lan rất nhanh và hầu như vô dụng. Thế nhưng, đối với trẻ con miền quê trước đây thì búi cỏ gà là thứ đồ chơi hàng ngày và trong y học cổ truyền, cỏ gà còn là một vị thuốc quý. Vậy, cỏ gà có tác dụng gì?

Nội dung chính ⇒

  • Cỏ gà (cỏ chỉ) là cỏ gì?
  • Vì sao lại có búi cỏ gà?
  • Đặc điểm của cỏ gà
  • Cây cỏ gà (cỏ chỉ) có dùng làm thuốc được không và có tác dụng gì?
  • Cỏ gà giúp giải độc rắn cắn và ngộ độc thực phẩm
  • Tư liệu tham khảo

Cỏ gà (cỏ chỉ) là cỏ gì?

Cỏ gà, hay còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, kim ty thảo, hành ngu chi.., có tên khoa học là Cynodon dactylon (thuộc họ Lúa).

Cỏ gà đa phần mọc hoang, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, cỏ gà được trồng để làm thức ăn cho gia súc hay làm sân bóng đá.

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng gì
Cây cỏ gà (cỏ chỉ)

Vì sao lại có búi cỏ gà?

Búi cỏ gà là do một số loại sâu, nấm ký sinh vào phần ngọn cỏ gà, làm cho lá và ngọn của cây không phát triển bình thường được mà bị đùn lại, phình to ra (dị dạng). Trong búi cỏ phình to ấy cũng có các nhánh và lá cây nhưng chúng bị ngắn lại, các bẹ lá ép sát vào nhau.

Nếu mở búi cỏ gà ấy ra, bạn sẽ thấy những đốm nấm bệnh hoặc sâu (và ấu trùng sâu).

Ấu trùng ký sinh trong búi cỏ gà
Ấu trùng trong búi cỏ gà

Đặc điểm của cỏ gà

Lá cỏ gà có thể thay đổi màu sắc từ xanh sang trắng tùy theo sự thay đổi của thời tiết. Tục ngữ có câu:

“Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

Cỏ gà mọc lang, cả làng được nước”.

Rễ và thân rễ cây cỏ gà
Rễ và thân rễ cây cỏ gà

Cây cỏ gà (cỏ chỉ) có dùng làm thuốc được không và có tác dụng gì?

Dân gian thường dùng rễ hoặc thân rễ của cây cỏ gà làm thuốc. Theo y học cổ truyền, rễ cỏ gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát và có các công dụng như:

  • Thanh nhiệt, làm mát máu.
  • Lợi tiểu tiện, chữa bệnh viêm thận.
  • Chữa bệnh rối loạn tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật.
  • Giải độc, chữa bệnh vàng da, sỏi gan.
  • Chữa chứng nóng trong người khiến kinh nguyệt không đều.
  • Chữa thấp khớp, phù thũng.

Cách dùng: lấy 20 g thân rễ cỏ gà nấu trong 1 lít nước, lưu ý nấu kỹ và kiên nhẫn dùng để có kết quả. Nếu bị phù thũng và băng huyết thì sao đen trước khi sắc. Nếu bị sưng họng thì dùng lá sắc uống (2) (3) (4).

Cỏ gà giúp giải độc rắn cắn và ngộ độc thực phẩm

Khi bị rắn cắn, nhổ thân rễ cây cỏ gà rửa sạch, nhai và nuốt nước, phần bã thì đắp vào chỗ bị cắn.

Khi bị ngộ độc thức ăn, có thể nhổ thân rễ cỏ gà, rửa sạch, giã nát, pha loãng với nước rồi uống (mỗi lần uống từ 2 – 3 muỗng cà phê, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ) (4).

Xem thêm: Cây mai vàng có dùng làm thuốc được không?

Tư liệu tham khảo

  1. Cỏ gà, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_g%C3%A0.
  2. Nhiều tác giả, Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà, NXB Văn hóa dân tộc, trang 209.
  3. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 136.
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 481.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 84

Bài viết liên quan

Tép sả
Ăn củ sả có tác dụng gì, ăn sả thường xuyên có tốt không?
Quả quất
Uống nước tắc có tác dụng gì, có giúp giảm cân, giảm mụn không?
Cây và quả dừa nước
Công dụng của dừa nước? Mật hoa dừa có tốt không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: giải độc/ lợi tiểu/ sỏi mật/ sỏi thận/ thanh nhiệt/ viêm gan vàng da/ viêm thận

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Quả mơ (quả mai), tổng hợp các món ăn và bài thuốc chữa bệnh
Bài viết sau Táo Tàu chữa bệnh gì và nên dùng táo đen hay táo đỏ? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

An toàn cảm xúc hay là tự do? (Sadhguru)

06/02/2023

Bảo vệ: TƯ DUY THÀNH CÔNG TRONG MỌI NGÀNH NGHỀ – BÀI HỌC TỪ SADHGURU

05/02/2023

Sadhguru kể về Đức Phật – rất cảm động!

02/02/2023

Sương Nguyệt Anh

Nếu Google không vinh danh, liệu còn ai nhớ đến Sương Nguyệt Anh không?

02/02/2023

Có phải kết hôn là khó giác ngộ?

01/02/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!