Ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta lại nghe nhắc đến cỏ ngọt.
Và với những bệnh nhân tiểu đường thì cỏ ngọt còn là gia vị “sáng giá” giúp tạo vị ngọt cho món ăn mà không làm tăng đường huyết.
Vậy, đường cỏ ngọt có những ưu điểm gì?
Thứ nhất, cỏ ngọt đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận là loại gia vị an toàn, không chứa calo.
Thứ hai, chất tạo nên vị ngọt đặc trưng của cây cỏ ngọt không phải là đường, vì vậy, nó không làm tăng đường huyết và được xem là chất tạo ngọt tự nhiên an toàn cho bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường).
Thứ ba, nhiều loại đường cỏ ngọt trên thị trường không hẳn là được làm từ 100 % cỏ ngọt mà còn được kết hợp với một số chiết xuất khác từ ngô, lúa mì… để cho ra sản phẩm như ý nhà sản xuất.
Thứ tư, cỏ ngọt còn ngọt hơn cả đường (gấp 250 – 300 lần đường mía). Vì vậy, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ là đã đủ để nêm nếm, làm bánh, pha nước uống…
Thứ năm, cỏ ngọt có thể dùng ở nhiều dạng như lá khô (nấu lấy nước), chiết xuất dạng bột, dạng nước, dạng đường hạt… và hiển nhiên, độ ngọt của chúng là khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng của từng loại nhé!
Thứ sáu, đường cỏ ngọt không gây tăng cân (vì không có calo) nhưng điều này không có nghĩa là dùng cỏ ngọt sẽ giúp giảm cân.
Thứ bảy, nhiều chất tạo ngọt dùng cho bệnh nhân tiểu đường cho thấy các tác dụng phụ nguy hiểm, trong khi đó, cỏ ngọt lại được đánh giá là an toàn nên càng ngày càng được ưa chuộng (hiển nhiên chỉ dùng khi thực sự cần thiết, tránh việc lạm dụng).
Thứ tám, cây cỏ ngọt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, nó được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.
Tư liệu tham khảo
- Cỏ ngọt có tác dụng gì?, báo Dân trí.
- Đường cỏ ngọt có tác dụng gì?, báo Dân trí.
Xem thêm: Đường cỏ ngọt có an toàn không, có tốt cho bệnh nhân đái tháo đường không?