• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Món ngon dễ làm
  • Sức khỏe
  • Góc trồng cây
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Yêu
  • Sống

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Sức khỏe » Có thô có tinh, không ngọt không mặn, ba bốn năm lần, bảy tám phần no nghĩa là gì?

Có thô có tinh, không ngọt không mặn, ba bốn năm lần, bảy tám phần no nghĩa là gì?

26/06/2021 25/07/2021 Cây Hoa Lá

Có 4 cụm từ ngắn gọn nhưng rất ý nghĩa về giữ gìn sức khỏe, đó là: Có thô có tinh, không ngọt không mặn, ba bốn năm lần, bảy tám phần no.

Vây, nên hiểu chúng như thế nào?

Nội dung chính ⇒

  • 1. Có thô có tinh
  • 2. Không ngọt không mặn
  • 3. Ba bốn năm lần
  • 4. Bảy tám phần no
  • Thông tin thêm
  • Tư liệu tham khảo

1. Có thô có tinh

“Có thô có tinh” nghĩa là trong ăn uống hàng ngày, chúng ta nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, bao gồm những thực phẩm cần chế biến trước khi dùng và những thực phẩm có thể ăn tươi.

Bữa ăn

Bởi lẽ, ở các dạng thái khác nhau, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm là khác nhau và một loại thực phẩm không thể đảm nhận hết vai trò dinh dưỡng cho cơ thể sống.

Vì vậy, ăn đa dạng là cách để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh và hiệu quả nhất.

2. Không ngọt không mặn

“Không ngọt không mặn” nghĩa là trong ăn uống và nêm nếm gia vị, chúng ta không nên dùng toàn đồ ngọt (vì sẽ gây nóng nhiệt, béo phì, rụng tóc…).

Mặt khác, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn có vị mặn (vì chúng sẽ làm tăng huyết áp, nhất là muối).

Bữa ăn

3. Ba bốn năm lần

“Ba bốn năm lần” nghĩa là mỗi ngày chúng ta nên chia thành 3, 4 hoặc 5 lần ăn, mỗi lần ăn một ít (người lớn tuổi nên ăn 5 lần).

Việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

– Hạn chế tăng đường máu đột ngột.

– Giúp giảm gánh nặng cho hệ đường ruột.

– Hỗ trợ giảm cân

Cách chia buổi: Bạn có thể ăn 2 bữa ăn vào buổi sáng, 2 bữa vào buổi chiều (từ 1- 5 giờ) và một buổi tối nhẹ nhàng hoặc không ăn tối cũng được (tuy nhiên, mỗi buổi chỉ ăn một ít).

Ngày nay, nhiều thanh niên chỉ ăn 2 bữa là trưa và chiều (không ăn sáng, nhất là học sinh). Vì vậy, thường thì đến 11 giờ trưa, lượng đường trong máu cũng giảm xuống khiến cho tinh thần khó tập trung, trí nhớ kém và khả năng tư duy cũng hạn chế(làm ảnh hưởng đến kết quả học tập ).

Với những người bước vào độ tuổi trung niên, nếu thường xuyên không ăn sáng sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim và tiểu đường.

Vì vậy, đừng bao giờ bỏ bữa ăn sáng, bạn nhé!

Ăn sáng - bảy tám phần no

Dân gian có câu: Ăn buổi sáng là ăn cho bạn, ăn buổi chiều là ăn cho bạn của bạn và ăn buổi tối là ăn cho kẻ thù của bạn.

Câu nói này nhấn mạnh rằng: Hãy đầu tư vào bữa ăn sáng, ăn vừa phải vào buổi chiều và buổi tối thì không nên ăn nhiều (hoặc không nên ăn).

Như vậy, mỗi ngày bạn có thể ăn 3 lần (sáng – trưa – chiều) 4 lần (sáng 2 lần – trưa – chiều) hoặc 5 lần (sáng 2 lần – trưa – chiều và tối) tùy theo lịch sinh hoạt và làm việc của bạn.

Đặc biệt lưu ý: ăn bữa tối thật ít thôi, bạn nhé!

4. Bảy tám phần no

Bảy tám phần no chính là bí kíp đơn giản giúp ta sống lâu hơn.

Ăn vừa no

Có người nói rằng: Khi bạn ăn và thấy rằng bạn còn có thể ăn một chút nữa thì lúc đó nên ngưng được rồi.

Thật ra, có hàng trăm cách giúp chúng ta sống lâu hơn, tuy nhiên, cách hiệu quả thực sự, đơn giản và tiết kiệm chính là: “bữa ăn nhiệt lượng thấp” (nghĩa là chỉ ăn no lưng bụng, no khoảng 70 – 80% ). Biện pháp này đã được người châu Á và châu Âu thừa nhận.

Đông y còn có câu: Muốn cơ thể bình an, luôn giữ 3 phần lạnh và đói.

Thông tin thêm

Ngoài các câu trên thì các nhà nghiên cứu còn khuyên chúng ta nên đi bộ, nếu chạy thì chạy chậm.

Cuối cùng, không có gì tốt hơn là một chế độ ăn uống vừa đủ (không cần no).

Dân gian ta gặp nhau, mời nhau ăn hay hỏi “đồ ăn ngon không, ăn no chưa?” Kỳ thực, bữa ăn chất lượng không phải là bữa ăn no mà là ăn ngon và chỉ no lưng bụng!

Xem thêm: “Ngũ lao thất thương” là gì mà mọi người cần tránh?

Tư liệu tham khảo

  1. Hồng Chiêu Quang (Huỳnh Phụng Ái dịch), Bác sĩ tốt nhất là chính mình, tập 1, NXB Trẻ, trang 42.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
Post Views: 5

Bài viết liên quan

Cà phê kỵ gì
Cà phê kỵ gì? 3 món không nên ăn khi đã uống cà phê
Đường phèn
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phên là đường gì, có công dụng gì
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?

Chuyên mục: Sức khỏe

Bài viết trước « 10 lối sống sẽ khiến bạn chết dần chết mòn, tránh càng sớm càng tốt
Bài viết sau 4 hành động nhiều người hay làm nhưng lại dễ gây nạn bất ngờ »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Thượng đế có thật không?

Có Thượng Đế thật không? Có thiên đàng và địa ngục không? Chết rồi sẽ về đâu?

18/05/2022

Các bài giảng của Sadhguru

Những lời dạy hay nhất của Sadhguru – phần 2

08/05/2022

Ám ảnh tình dục - liệu con người có thể vượt qua?

Nỗi ám ảnh tình dục – con người liệu có thể sống độc thân? (Sadhguru)

08/05/2022

Dầu gội thảo dược, thảo mộc tự nhiên

Mua dầu gội thảo dược ở đâu? Những điều cần biết để có mái tóc khỏe đẹp

03/05/2022

Dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo dược có tốt không?

02/05/2022

Nấu dầu gội thảo dược

Dầu gội thảo mộc – Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc

27/04/2022

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!