• Thảo dược
  • Làm đẹp
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Trà dư tửu hậu
  • Sáng tác văn học

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Củ kiệu, món ăn ngon và bài thuốc chữa bệnh đau tức ngực, viêm mũi mạn tính

Củ kiệu, món ăn ngon và bài thuốc chữa bệnh đau tức ngực, viêm mũi mạn tính

27/11/2019 26/02/2021 Cây Hoa Lá

Củ kiệu là loại cây gia vị có từ lâu đời. Không chỉ là món ăn ngon, củ kiệu còn được dùng chữa trị các bệnh như viêm mũi, đau tức ngực, đau thắt tim, lở ngứa…

Tương truyền vào thời Hùng Vương, khi vua Hùng đi săn đã dừng chân ở núi Ngũ Lĩnh (Phú Thọ ngày nay) rồi truyền lệnh cho các Mị Nương đi tìm rau để ăn cùng thịt thú rừng.

Khi ấy, có nàng Mị Nương tên là Kiệu tìm được một loại cỏ thơm, khi cho vào ống nứa mà nướng với thịt chim thì thức ăn dậy lên mùi hương đặc biệt. Chính vì thế, loại rau ấy được đặt theo tên của nàng Mị Nương đã tìm ra nó (là “kiệu”).

Củ kiệu tươi

Nội dung chính ⇒

  • Về rau kiệu
  • Củ kiệu chữa bệnh gì?
  • Những bài thuốc kết hợp có dùng củ kiệu
  • Lưu ý khi dùng củ kiệu chữa bệnh
  • Tư liệu tổng hợp

Về rau kiệu

Rau kiệu là cây gia vị lâu đời của nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… Cây có tên khoa học là Allium chinense, thuộc họ Hành (1). Phần gốc của cây (ta hay gọi là củ kiệu) gồm nhiều lớp vảy mỏng bao bọc nhau, có màu trắng và mùi thơm mạnh, vị cay, hơi hăng.

Củ kiệu chữa bệnh gì?

Theo quan niệm Đông y, củ kiệu có vị cay đắng, tính ấm, thông vào các kinh phế, vị và đại tràng.

Vì vậy, ăn củ kiệu giúp dễ tiêu hóa, làm mạnh bao tử và làm tan uất kết trong người (có lẽ vì thế mà gỏi củ kiệu thường được dùng trong các bữa tiệc chăng?). 

Hơn nữa, vì có mùi thơm mạnh, tính ấm nên loại cây này còn giúp khử mùi và trung hòa các nguyên liệu có tính lạnh (như món củ kiệu xào mực, củ kiệu xào thịt bò).

Những bài thuốc kết hợp có dùng củ kiệu

1. Viêm mũi mạn tính

Nếu bị viêm mũi mạn tính, bạn có thể lấy 9 g củ kiệu, 6 g hoa tân di (tức hoa mộc lan) và 9 g mộc qua rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Được biết, hoa tân di là thảo dược nổi tiếng trong điều trị viêm xoang.

2. Đau tức ngực, đau thắt tim và suyễn do hàn đàm ứ đọng

Lấy 15 g củ kiệu, 1 trái qua lâu (tức bạc bát, dưa trời), 100 ml rượu trắng rồi sắc trong nửa lít nước. Lưu ý, các bạn sắc đến khi nước rút còn chừng 200 ml thì ngưng rồi chia ra uống dần và uống lúc thuốc còn ấm (khi nước nguội thì hâm cho ấm lại). 

3. Đau tức ngực và đau nhức ở vùng tim

Bài thuốc gồm các thành phần sau: 15 g củ kiệu, 12 g hậu phác, 4 trái chỉ thực, 1 trái qua lâu (giã nát) và 9 g quế chi.

Cách dùng: lấy chỉ thực và hậu phác nấu cho ra thuốc, đến khi nước rút còn chừng nửa lít thì bỏ phần bã rồi cho các vị thuốc còn lại vào nước đó, tiếp tục nấu nhỏ lửa trong 20 phút nữa thì tắt. Thuốc này chia làm 3 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm (nguội thì hâm lại).

4. Đau thắt tim

Thành phần bài thuốc bao gồm: 9 g củ kiệu, 9 g đan sâm, 9 g củ nghệ vàng, 9 g ngũ linh, 9 g đào nhân, 9 g hồng hoa, 9 g viễn chí, 6 g quế chi, 18 g qua lâu và 3 g bột trầm hương.

Cách dùng: sắc lấy nước uống trong ngày (riêng bột trầm hương thì đợi sắc thuốc xong mới hòa vào thuốc).

Nông dân thu hoạch kiệu
Nông dân thu hoạch kiệu

5. Kiết lỵ, tiêu chảy

Khi bị kiết lị, tiêu chảy, bạn có thể lấy 9 g củ kiệu, 4 g cam thảo, 6 g chỉ thực, 9 g sài hồ và 12 g bạch thược, sắc lấy nước uống.

6. Kiết lỵ ra máu

Lấy 12 g củ kiệu và 6 g hoàng bá, sắc lấy nước uống (nếu không có hoàng bá thì lấy 1 nắm củ kiệu, cắt nhỏ rồi nấu cháo ăn hàng ngày).

7. Tiêu chảy và buồn nôn không ngừng

Lấy một nắm củ kiệu nấu trong 500 ml nước, nấu đến khi nước rút còn một nửa thì chia thành nhiều lần uống trong ngày.

8. Hôn mê do khí độc

Lấy củ kiệu giã nát, vắt lấy nước cốt rồi nhỏ vào lỗ mũi, sau đó theo dõi các biểu hiện để ứng xử kịp thời.

9. Lở ngứa

Lấy lá kiệu nấu nước rồi dùng nước đó rửa (hoặc giã nát phần củ rồi đắp lên cũng được).

10. Làm lành vết bỏng

Lấy một ít củ kiệu tươi giã nhỏ rồi hòa với mật ong và thoa lên vết bỏng. Cách này sẽ giúp vết bỏng làm lành nhanh chóng. 

Lưu ý khi dùng củ kiệu chữa bệnh

1. Người bị khí hư, âm hư gây nóng trong người, mồ hôi ra nhiều và đang bị nhức đầu không nên dùng các bài thuốc chỉ có một thành phần là củ kiệu.

2. Những người không bị tích trệ cũng không nên dùng củ kiệu.

3. Không nên ăn nhiều quá nhiều rau kiệu vì sẽ gây nóng trong người, nóng gan, đau mắt, hư tổn khí huyết…

4. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi ăn củ kiệu, hơi thở thường nặng mùi vì mùi hăng của nó.

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng làm thuốc.

Tư liệu tổng hợp

  1. Củ kiệu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%87u_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA%ADt)
  2. Tuệ Minh – Dương Thiên, Cây thuốc nam thông dụng trị liệu trong gia đình, NXB Đồng Nai, trang 86.

 

Bài viết liên quan

Cam thảo
Cam thảo trị ngứa âm đạo ở phụ nữ và vì sao nam giới không nên dùng cam thảo?
Hoa lan tiêu (lăng tiêu)
Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo
Hội chứng ruột kích thích
Đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích), các dấu hiệu và cách chữa trị bằng thuốc nam

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bỏng/ đau tức ngực/ lở ngứa/ tiêu chảy/ viêm mũi

Bài viết trước « Hạt và lá rau húng quế (húng giổi, rau quế) chữa những bệnh gì?
Bài viết sau Quả mơ (quả mai), tổng hợp các món ăn và bài thuốc chữa bệnh »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa sa la - ngọc kỳ lân

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Đại táo (hồng táo, táo đỏ)

Đại táo (hồng táo, táo đỏ) chữa bệnh gì?

27/02/2021

Kỷ tử

Kỷ tử (quả câu kỷ) giúp sáng mắt và đỡ mỏi mắt

26/02/2021

Cam thảo

Cam thảo trị ngứa âm đạo ở phụ nữ và vì sao nam giới không nên dùng cam thảo?

26/02/2021

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập