Trong các nồi xông giải cảm thì lá sả là thành phần không thể thiếu vì nó có thể trừ tà khí, khử mùi hôi tanh, sát khuẩn, giải cảm và phòng bệnh truyền nhiễm.
Nội dung chính ⇒
Ăn củ sả có tốt không, có tác dụng gì?
Trong ăn uống, những món có mùi tanh cũng thường được nấu cùng với sả để khử mùi như: thịt vịt kho sả, ốc luộc sả, cua luộc sả, gà hấp sả, lươn kho sả…
Ngoài ra, những món ăn có tính lạnh (như nấm rơm, nấm bào ngư…) cũng thường được chế biến cùng sả vì sả có tính ấm, giúp điều trị lạnh bụng, nôn mửa…
Ngoài ra, củ sả còn có nhiều công dụng khác như:
- Chống oxy hóa, góp phần phòng ngừa ung thư.
- Giúp hạ huyết áp, hỗ trợ tuần hoàn máu.
- Giúp giảm đau bụng, đau bao tử.
- Giúp hỗ trợ cơ thể thải độc (giúp thải độc gan, thận, hệ tiêu hóa và cả tuyến tụy).
- Hỗ trợ giảm cân thông qua cơ chế đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy chuyển hóa chất.
- Cải thiện chức năng hệ thần kinh.
Cách dùng: thỉnh thoảng ăn một lần, chế biến thành các món ăn tùy thích (lưu ý không ăn quá 3 lần mỗi tuần).
Cây sả, củ sả nấu lấy nước uống trị bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, cây sả có nhiều công dụng như:
- Giúp dễ tiêu hóa, lợi tiểu.
- Giúp giảm ho đờm, trị viêm họng.
- Điều trị viêm khí phế quản.
- Điều trị viêm đường tiết niệu.
Cách dùng: lấy từ 8 – 20 g tép sả (dùng tươi), đập giập ra hoặc xắt nhỏ rồi nấu lấy nước uống.
Lưu ý khi dùng sả, ăn sả nhiều có tốt không?
Củ sả, củ gừng đều là những gia vị có tính ấm, giúp dễ tiêu hóa; tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vì nó sẽ gây hại cho cơ thể (làm hao tổn cơ thể do có tính phát tán).
Vì vậy, nếu dùng làm món ăn thì bạn không nên dùng liên tục hàng ngày mà cần cách quãng, thỉnh thoảng ăn một lần.
Nếu dùng sả làm thuốc điều trị bệnh, bạn cần dùng đúng liều lượng và thấy hết bệnh thì ngưng. Sau 3 ngày dùng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì nên ngưng lại và tìm phương pháp khác.
Với tinh dầu sả, bạn không được uống hoặc hít ngửi trực tiếp vì nó có tác dụng mạnh, có thể gây nguy hiểm.
Bà bầu ăn sả được không?
Sả có chứa tinh dầu và có tính kích thích tử cung, vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn (nếu ăn sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai).
Củ sả, tép sả ăn sống được không?
Câu trả lời là được, bạn nhé! Bạn có thể băm nát, cho thêm chút chanh, đường, muối, bột ngọt là đã làm thành món ăn chua ngọt thơm ngon từ sả rồi!
Tư liệu tham khảo
- Củ sả có tác dụng gì?, https://laodong.vn/suc-khoe/loi-ich-cua-cay-sa-khien-nhieu-nguoi-bat-ngo-901256.ldo
- Bài thuốc hay từ cây sả ít người biết đến, https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/bai-thuoc-hay-tu-cay-sa-it-nguoi-biet-den-2940
- 15 công dụng của sả có thể khiến bạn bất ngờ, https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/cong-dung-tri-benh-tuyet-voi-cua-cay-sa/