Tác dụng của táo đỏ là gì? Bạn đã biết chưa?
Dân gian Trung Quốc có câu: “Một ngày ăn ba trái táo, cả đời trẻ mãi“. Đó là vì đại táo có tác dụng bồi bổ và dưỡng nhan rất tốt. Tương truyền, Dương Quý Phi (nổi tiếng với vóc dáng xinh đẹp đẫy đà) ngoài việc thích ăn vải còn rất thích ăn đại táo.
Nội dung chính ⇒
Tác dụng của táo đỏ (đại táo) là gì, chữa bệnh gì?
Đại táo là quả táo đỏ đã được phơi khô (tên chữ Hán là “hồng táo”). Được biết, ở Trung Quốc, đại táo là vị thuốc đã có lịch sử sử dụng hơn ba ngàn năm.
Trong Khai bảo bản thảo có ghi về công dụng của đại táo như sau: “Đại táo vị ngọt, tính ôn, không độc, bổ hư ích khí, nhuận ngũ tạng. Sử dụng lâu ngày làm cho con người béo tốt khỏe mạnh, dung nhan tươi tắn“.
Trong Bản kinh cũng có ghi công dụng chính của đại táo là “trừ tà khí ở nội tạng, bình vị khí, dưỡng tỳ khí, thông cửu khiếu, bổ trợ 12 kinh, bồi bổ cơ thể, tiêu trừ uất ức, phiền muộn sợ hãi, giảm bớt các chứng bệnh tứ chi nặng nề“.
Ngoài ra, đại táo còn được biết đến với nhiều công dụng như:
- Giúp tăng cảm giác thèm ăn.
- Bồi bổ cho người suy nhược.
- Giúp dễ đi vào giấc ngủ.
- Giúp bảo vệ gan.
- Giảm ù tai, chóng mặt do lao tâm lao lực quá độ (dùng cùng kỷ tử, nhãn nhục).
Cách dùng đại táo (hồng táo, táo đỏ)
Mỗi ngày, lấy từ 5 đến 10 quả đại táo, móc bỏ hạt, cắt nhỏ ra rồi hãm lấy nước uống như trà (ăn luôn cái). Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể ăn chơi vài quả đại táo mỗi ngày (không nên ăn quá nhiều để tránh nóng trong người và tăng cân không mong muốn).
Nếu muốn dùng để bổ mắt, giảm mỏi mắt; bạn có thể uống trà đại táo với kỷ tử và nụ cúc (hoặc đại táo với kỷ tử và nhãn nhục).
Những người không nên ăn đại táo (hồng táo, táo đỏ)
- Những người bị giun sán không nên ăn đại táo (nên dùng thuốc xổ giun xong thì mới có thể dùng).
- Trẻ em không nên ăn nhiều.
- Người đang bị trướng bụng cũng không nên ăn.
- Không ăn cùng với hành vì sẽ làm rối loạn ngũ tạng.
- Không ăn cùng với cá vì sẽ gây đau mạng sườn và đau bụng.
- Không ăn cùng với đường hoặc mật ong.
- Ăn đại táo quá nhiều có thể gây sâu răng.
Vì sao không nên ăn đại táo (táo đỏ, hồng táo, táo Tàu) cùng với đường hoặc mật ong?
Nhiều người, khi ăn đại táo thường có thói quen hấp cùng mật ong (hoặc đường). Tuy nhiên, đại táo vốn dĩ đã ngọt, nếu khi ăn lại kết hợp thêm vị ngọt của mật thì quá ngọt sẽ làm tổn hại tỳ (nếu ăn liên tục trong thời gian dài sẽ gây thấp nhiệt và làm hư tỳ).
Đại táo (hồng táo) giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Bạn có thể mua đại táo trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hoặc các tiệm thuốc Bắc. Nếu không có điều kiện mua trực tiếp, bạn cũng có thể mua online. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn chỗ uy tín để tránh mua nhầm táo bị tẩm đường, tẩm mật hoặc sấy lưu quỳnh quá liều cho phép.
Ngoài ra, đại táo cũng là loại quả dễ bị sâu mọt và dòi, vì vậy, trước khi ăn, bạn nên xé ra để kiểm tra trước, bạn nhé!
Về giá cả; tùy nguồn gốc, chất lượng và kích cỡ mà giá đại táo dao động từ 80 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (hoặc hơn).
Mua táo đen, táo đỏ ở đâu?
Bạn có thể mua qua Sdt hoặc Zalo: 0325867255
Giá táo đen: 120 ngàn đồng/ kg (loại ngon)
Giá táo đỏ: 140 – 150 ngàn đồng/ kg (loại ngon).
Fanpage Facebook: Táo Tàu Đen và Táo Tàu Đỏ
https://www.facebook.com/TaoTauDenVaTaoTauDo/
Tư liệu tổng hợp
- Đào Ẩn Tích (Chu Tước Nhi dịch), Thần nông bản thảo kinh, NXB Hồng Đức, trang 177.