Trong bài viết này, mình xin chia sẻ mẹo chữa hội chứng ruột kích thích (theo kinh nghiệm của mình) và bài thuốc của các lương y. Bạn có thể kết hợp cả 2 cách nhé!
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích, hay còn gọi là đại tràng co thắt, ruột co thắt… (đại tràng là ruột già).
Đây là loại bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng vẫn còn cảm thấy xa lạ với tên gọi của nó. Hiểu một cách nôm na, đó là tình trạng ruột của chúng ta dễ bị kích ứng, quá mẫn cảm với thức ăn nên ăn vào là “phản ứng”.
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) có thể chữa khỏi triệt để không?
Hiện tại, bệnh này vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân, chỉ điều trị dựa theo biểu hiện và không thể trị dứt điểm hoàn toàn.
Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, nếu người bệnh điều chỉnh chế độ ăn hợp lý thì sẽ cải thiện rất nhiều.
Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì, dấu hiệu gì?
- Tiêu chảy ngay sau khi ăn hoặc đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
- Táo bón thường xuyên, lâu ngày không đi đại tiện được.
- Thường hay trung tiện (tức “xì hơi”, “đánh rắm”, “thả bom”…).
- Bụng hay bị đầy hơi, trong bụng thường xuyên nghe âm thanh “ọt… ọt…”.
- Bụng thỉnh thoảng nổi lên một cục cứng, tròn tròn, đụng vào hay sờ nắn một lát thì biến mất, thỉnh thoảng lại nổi lên, khi nổi chỗ này, khi nổi chỗ khác (nhưng đều cao hơn so với rốn). Đặc biệt, người bệnh có cảm giác như một khối hơi trong ruột căng lên, phình ra tạo thành cục cứng đó rồi lát sau thì xẹp mất, đặc biệt là những lúc nằm thẳng người hay căng thẳng đầu óc thì cục cứng lại nổi lên. Cục cứng này không đau (trường hợp này hay đi kèm với “đánh rắm” và đi đại tiện nhiều lần trong ngày – khoảng 3 hoặc 4 lần).
Lưu ý: Nếu trong bụng có cục cứng dưới rốn, hoặc đau, hoặc không biến mất, hoặc không di chuyển, dần dần to lên… thì đó là dấu hiệu của các bệnh khác, cần chú ý đi khám bệnh để có chẩn đoán chính xác hơn.

Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm. Có thể hiểu đây là một nhóm những biểu hiện gây bất tiện đến đời sống của chúng ta.
Nếu không điều trị sớm, chất lượng cuộc sống sẽ bị giảm sút (thậm chí có thể bị trầm cảm). Trong khi đó, có rất nhiều cách để điều trị bệnh này, từ Tây y đến Đông y.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích (kinh nghiệm cá nhân)
Lúc trước, mình bị hội chứng ruột kích thích với biểu hiện là đại tiện nhiều lần trong ngày (phân vẫn bình thường, không tiêu chảy nhưng mỗi ngày, mình đi đại tiện tới 4, 5 lần). Không chỉ thế, bụng mình còn xuất hiện một cục u nhỏ không cố định, lúc chỗ này, lúc chỗ kia nhưng nằm theo đường chữ u (theo vị trí của đại tràng, tức ruột già – ruột già có hình chữ u ngược). Nó cứng cứng, mình dùng tay ấn vào thì nó lặn mất. Đặc biệt, lúc nằm ngửa thì nó nổi rõ hơn (những lúc thần kinh căng thẳng, nó cũng xuất hiện).
Sau đó, bệnh của mình thuyên giảm. Mình đi đại tiện ít lại, mỗi ngày 1 lần và cục u đó cũng ít khi nổi lên. Mình ngẫm nghĩ lại, thì ra là nhờ mình thực hiện các bài tập này:
- Thứ nhất, mỗi buổi tối, mình đánh răng sạch sẽ rồi ngủ. Sáng hôm sau, mình thức dậy và nuốt nước bọt (nuốt 5 – 10 lần). Lưu ý: thức dậy là nuốt nước bọt luôn, vì đã đánh răng vào tối hôm trước nên nước bọt sẽ không thối lắm. Được biết, nước bọt buổi sáng sớm là vị thuốc quý mang tên “ngọc tuyền”. Nó chứa rất nhiều enzyme có lợi cho làn da và cả hệ tiêu hóa.
- Trong ngày, mình thỉnh thoảng cũng nuốt nước bọt một vài lần. Khi ăn, mình nhai thật chậm, thật kỹ, mục đích là để kích thích lưỡi tiết ra nhiều nước bọt hơn. Trong nước bọt có rất nhiều ezyme tiêu hóa, giúp hỗ trợ ruột của chúng ta.
- Cuối cùng, mình giữ tinh thần bình thản, hạn chế căng thẳng, lo âu…
Có lẽ mọi người không tin những cách đơn giản đó lại trị được hội chứng ruột kích thích. Nhưng, thật sự, nó đã phát huy tác dụng với mình.
Còn như bạn muốn dùng các bài thuốc của các lương y thì hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé!
Thuốc điều trị đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu đến quý độc giả các bài thuốc dân gian từ cây lá quanh nhà do lương y Nguyễn Công Đức gợi ý để điều trị các biểu hiện của hội chứng này (lương y Nguyễn Công Đức nguyên là Giảng viên ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh).
1. Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích ở thể táo bón
Mỗi buổi sáng, ta hái hai lá lược vàng đem rửa sạch rồi xay nát và ép lấy nước uống (hoặc ta nhai lá tươi rồi nuốt lấy nước cũng được). Cách này ta dùng một tuần thì ngưng, nếu không hết bệnh thì cần đi bệnh viện để chẩn đoán thêm.
2. Bài thuốc chữa trị hội chứng ruột kích thích ở thể tiêu chảy
Với biểu hiện tiêu chảy thì ta có 3 cách trị, tùy theo nguồn cây lá tự nhiên có sẵn xung quanh mà bạn chọn bài thuốc tiện dụng nhất nhé!
Cách 1: Lấy 50 g củ gừng tươi và 50 g của riềng tươi, đem rửa sạch, cắt mỏng rồi nấu cùng một lít nước, đợi nước sôi thì ta để sôi thêm 10 phút nữa, sau đó tắt và chắt nước ra, chia thành nhiều lần uống trong ngày (uống liên tục 1 tuần).

Nước này thơm và cay (củ riềng và củ gừng đều nổi tiếng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa). Xem bài viết về công dụng của củ riềng tại đây: Củ riềng chữa bệnh gì?
Cách 2: Nếu nhà bạn có lá vối, bạn có thể hái lá vối tươi, rửa sạch, dùng tay vò cho lá giập nát rồi cho vào bình thủy tinh hay các vật chứa tương tự, sau đó đổ nước sôi vào và hãm uống như trà. Bài thuốc này ta cũng uống liên tục 1 tuần.
Cách 3: Nếu không tìm được các vị thuốc trên, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất, đó là dùng bắp chuối (hoa chuối, chuối gì cũng được). Với bài thuốc này, bạn chỉ dùng nửa cái bắp chuối mỗi ngày, đem rửa sạch, thái nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống là được (chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống liên tục từ 1 đến 2 tuần).
3. Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích (dùng cho tất cả các loại biểu hiện)
Đây là bài thuốc rất tâm đắc của lương y Nguyễn Công Đức. Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị thành phần: gạo trắng (nửa chén, đem rang cho cháy đen lên, thấy gạo bốc khói là được), 5 tép sả tươi (đập cho giập đều) và 30 lá ổi già (ta chọn lá già vì lá ổi non chỉ chuyên về tiểu đường).
- Cách nấu như sau: Trước tiên, ta dùng gạo đã rang đen nấu cháo (nấu với 2 lít nước). Khi thấy cháo chín và nở đều, ta cho lá ổi vào, đậy nắp lại và tiếp tục nấu sôi thêm 10 phút nữa. Sau đó, ta tiếp tục cho các tép sả vào, đóng nắp lại. Khi nghe mùi thơm của sả bốc lên thơm lừng, ta tắt bếp, nhấc xuống, giở nắp và để cho cháo nguội tự nhiên. Cuối cùng, ta gắp bỏ lá ổi và sả, chắt nước cháo ra và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) với viêm đại tràng
Hội chứng ruột kích thích dễ bị nhầm lẫn với viêm đại tràng vì chúng đều có cùng các biểu hiện như: đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa…

Tuy nhiên, với hội chứng ruột kích thích thì sẽ không có các tổn thương ở ruột, phân không đổi sang màu đen và không có máu (thường sau khi ăn sẽ muốn đi đại tiện ngay).
Còn với viêm đại tràng thì khi tiến hành nội soi, ta sẽ thấy ở đại tràng xuất hiện các tổn thương, viêm loét. Bệnh viêm đại tràng thường xuất hiện các biểu hiện như đau âm ỉ ở hạ sườn bên trái, khi bệnh nặng sẽ xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu (theo viendaitrangcolmin.com).
Bị hội chứng ruột kích thích cần lưu ý kiêng cử gì?
Khi mắc bệnh này, bạn cần chú ý các điểm sau:
- Cần hạn chế ăn bông cải (súp lơ), bắp cải.
- Hạn chế uống sữa (ngoại trừ sữa đậu nành).
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm và trái cây quá ngọt (như xoài, nhãn, dưa hấu…).
- Hạn chế nhai các loại sirum có chứa đường nhân tạo gốc “ol” (như xylytol…).
- Hạn chế ăn các loại đậu nói chung vì sẽ dễ bị sình hơi.
- Hạn chế thức ăn quá cay, nhiều dầu mỡ, bị nhiễm bẩn, đã để qua đêm hoặc đã bị nhiễm hóa chất.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê… (các men trong rượu bia có thể gây dị ứng đường tiêu hóa).
- Hạn chế để tinh thần rơi vào trạng thái stress (căng thẳng).
Thông tin thêm
Nói về ngày Tết, dân gian ta có câu đối rất hay:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh“.
Bạn có biết vì sao thịt mỡ phải dùng chung với dưa hành không?
Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (bác sĩ chuyên khoa II – Trưởng đơn vị tiêu hóa bệnh viện Nguyễn Tri Phương) thì đây là kinh nghiệm bảo vệ đường ruột của ông bà ta. Thịt, mỡ là những thứ khó tiêu hóa, vì vậy, ăn thêm dưa hành (lên men, tính ấm) là để dung hòa và giúp dễ tiêu hơn (tránh để ruột bị kích ứng vào ngày Tết).
Nguồn tổng hợp: