• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Sơ bộ về đặc điểm và công dụng làm thuốc của đàn hương (hoàng anh hương)

Sơ bộ về đặc điểm và công dụng làm thuốc của đàn hương (hoàng anh hương)

03/05/2020 03/05/2020 Cây Hoa Lá

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề đàn hương như:

  1. Đàn hương, giá trị kinh tế và các hướng ứng dụng cơ bản
  2. Đàn hương, bạch chỉ phòng chống ôn dịch
  3. Đàn hương và các thang thuốc kết hợp
  4. Gỗ đàn hương – dấu ấn từ truyện Trương Chi – Mị Nương
  5. Đàn hương – túi thơm trị liệu

Bây giờ, chúng ta cùng đi vào chủ đề chính của bài viết này: đặc điểm và tác dụng trị liệu của đàn hương.

Nội dung chính ⇒

  • Đàn hương còn được gọi bằng những cái tên nào?
  • Cây đàn hương có ở Việt Nam từ khi nào?
  • Bộ phận nào của cây đàn hương được dùng làm thuốc?
  • Đàn hương – tính vị, quy kinh
  • Công dụng làm thuốc của đàn hương qua các ghi chép
  • Một số bài thuốc thường dùng

Đàn hương còn được gọi bằng những cái tên nào?

Đàn hương có tên khoa học là Santalum album, tên tiếng Trung là 檀香 (tán xiāng) và thường được gọi chung bằng tên tiếng Anh là sandalwood (gỗ đàn hương).

Đàn hương
Cây đàn hương tại Việt Nam

Để phân biệt với các loại đàn hương khác, người ta thường gọi loài này là đàn hương trắng (tức bạch đàn, bạch đàn hương), để phân biệt với đàn hương đỏ (tử đàn), đàn hương vàng (hoàng đàn) và nhiều loài khác.

Cũng cần nói thêm, cây đàn hương ở nước ta có nguồn gốc từ Ấn Độ nên được gọi là đàn hương Ấn Độ.

Trong Đông y, đàn hương còn được gọi là hoàng anh hương, bạch đàn, khuynh diệp… (chữ “khuynh diệp” có nghĩa là chiếc lá nghiêng, khác với “khuynh diệp” là cây bạch đàn mà chúng ta hay trồng lấy gỗ – hiện tượng trùng tên).

Cây đàn hương có ở Việt Nam từ khi nào?

Về nguồn gốc, cây đàn hương có xuất xứ từ châu Úc, sau đó được di thực sang châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi…

Theo công trình Thuốc Bắc thường dùng của Nguyễn Văn Quý và Nguyễn Phương, cây đàn hương được du nhập vào nước ta từ trước năm 1942 (nhưng không tìm được dấu tích).

Đến năm 2014, Viện đàn hương nhân giống thành công cây đàn hương và đưa vào thử nghiệm trên nhiều tỉnh thành của cả nước.

Bộ phận nào của cây đàn hương được dùng làm thuốc?

Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu của cây đàn hương là lõi gỗ (ngoài ra còn dùng lá).

Gỗ đàn hương
Lõi gỗ đàn hương

Đây là phần chứa nhiều tinh dầu và có màu nâu hồng (loại lâu năm), được đem chẻ nhỏ ra. Thớ gỗ của nó có những đường vân dọc và không đều màu nhưng chất gỗ thì lại nhẹ, giòn, có mùi thơm và vị cay.

Đàn hương – tính vị, quy kinh

Theo y học cổ truyền, đàn hương có vị cay, tính ôn (ấm) và không có độc.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng một lượng vừa đủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc và những người mắc chứng âm hư hỏa vượng thì không được dùng.

Lõi đàn hương làm thuốc
Lõi đàn hương làm thuốc

Công dụng làm thuốc của đàn hương qua các ghi chép

Sách Bản thảo thập di chép: Đàn hương sát trùng, trị trúng độc quỷ khí.

Sách Bản thảo cầu chân ghi: Phàm “vị lãnh khí kết” ở trên, ăn uống không ngon, uất ức, không được khoan khoái; uống đàn hương thì vị khí đưa lên, “tán được phong”, “tịch được tà” vì nó có vị khí tân ôn làm cho người thanh sảng (“thanh sảng” nghĩa là nhẹ nhàng, sảng khoái) – không như trầm hương chỉ chuyên dẫn khí đi xuống.

Sách Trân châu nang ghi: Đàn hương trừ khí lạnh, ôn tỳ vị, ăn uống được nhiều.

Ngoài ra, trong y học cổ truyền, đàn hương còn được dùng với các công dụng như:

  • Giảm đau.
  • Giúp sát trùng.
  • Điều trị thổ tả.
  • Điều trị sưng độc.
  • Điều trị đau vùng tim.
  • Điều trị thận khí thống, phong nhiệt, phong thấp.
  • Điều trị trúng gió độc và khí lạnh khiến ợ hơi, nôn mửa.

Liều dùng: Mỗi ngày, lấy từ 8 – 12 g lõi đàn hương sắc lấy nước uống.

Một số bài thuốc thường dùng

1. Làm ấm tỳ vị, điều trị khó tiêu và đau bụng do khí lạnh

Lấy 2 g lõi đàn hương hãm trong 100 ml nước sôi rồi uống như trà.

2. Điều trị cảm cúm, cảm sốt, ớn lạnh, ho đờm và bệnh viêm não (mới phát)

Lấy 40 g lá và cành đàn hương còn tươi, cho vào ấm, đậy kín nắp rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi, rót ra một chén nước để ấm lại và uống, phần còn lại thì dùng để xông hơi cho ra mồ hôi.

Lưu ý, nếu không dùng tươi thì có thể lấy lá đàn hương (chọn lá bánh tẻ), đem phơi trong bóng râm cho đến khô rồi lấy 20 g để dùng (cách dùng tương tự lá tươi).

3. Điều trị chứng đơn độc, mẩn ngứa và lở loét

Cũng làm theo cách trên nhưng lấy một chén nước sắc để uống, phần còn lại thì dùng ngâm rửa da.

4. Điều trị lở đầu, viêm da ở trẻ nhỏ

Lấy lõi đàn hương nấu nước, đợi nguội lại thì gội đầu và rửa ngoài da.

 

Bài viết liên quan

Trà đàn hương
Cách sao trà đàn hương cho người mới bắt đầu (chia sẻ cá nhân)
Con dấu đàn hương
Đàn hương và các phương thang chữa bệnh (phần 2)
Con dấu đàn hương
Bài thuốc cổ truyền chống ôn dịch từ bạch chỉ, đàn hương

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: đàn hương/ đàn hương trắng/ ứng dụng của đàn hương

Bài viết trước « Các món ăn tốt cho người mỡ máu cao, béo phì và bệnh mạch vành
Bài viết sau Đường thốt nốt nguyên chất giá bao nhiêu, mua ở đâu? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập