Đàn hương là loại cây được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như sức khỏe, làm đẹp, văn hóa, tâm linh.
Nội dung chính ⇒
Đặc điểm cây đàn hương
- Tên khoa học: Santalum album.
- Đặc điểm sinh học: là cây thân gỗ, sống bán ký sinh: rễ cây bám vào rễ cây khác để lấy một số nguyên tố vi lượng (thông qua các nốt sần).
- Các tên khác: Đàn hương trắng, Bạch đàn hương, Bạch đàn, Bạch chiên đàn, Chiên đàn hương, Đàn thụ, Chân đàn, Bạch đường, Hoàng anh hương, Trầm bạch, Thánh đàn, Dục đàn…
- Các biệt danh:
- “Thần thánh chi thụ” (cây thiêng) trong tôn giáo.
- “Chiêu tài chi thụ” (cây thu hút tài lộc) trong phong thủy.
- “Hoàng kim chi thụ” (cây vàng), “vàng xanh”, “vàng ròng” (tinh dầu) trong kinh tế thị trường.
Giá trị kinh tế của cây đàn hương
Giá bán đàn hương tại Ấn Độ năm 2015 được báo cáo như sau:
- Lõi gỗ: 200 – 400 USD/ kg.
- Rễ cây: 250 USD/ kg.
- Hạt: 150 USD/ kg.
- Cành nhỏ và dác gỗ: 50 USD/ kg.
- Lá: 4 USD/ kg.
- Nguồn mang lại giá trị cao nhất của cây đàn hương là tinh dầu, được chiết xuất từ rễ, lõi thân và hạt (nhiều nhất ở rễ). Trong tương lai, giá thu mua đàn hương sẽ còn nhiều biến động.
Cập nhật: Giá bán lõi đàn hương Ấn Độ tại Việt Nam năm 2020 là 4 triệu đồng/ kg.
Thời gian thu hoạch đàn hương
- Từ 1 – 2 năm đầu: thu hoạch lá.
- Từ 2 – 3 năm: thu hoạch hạt và lá.
- Từ 12 – 15 năm trở lên: thu hoạch lõi gỗ (khoảng 30 kg lõi gỗ, tương đương 0,5 lít tinh dầu/ 15 năm/ cây).
- Trên thực tế, sau 3 – 5 năm gieo trồng, cây đàn hương đã bắt đầu hình thành lõi gỗ chứa tinh dầu thơm và có thể thu hoạch sau 12 – 15 năm, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là trên 50 năm.
- Nơi trồng nhiều: Úc, Ấn Độ (với hàng triệu cây đang phát triển và hàng tấn hạt được gieo mỗi năm). Ngoài ra còn nhiều nước khác.
- Từ năm 2014, Việt Nam đã trồng thành công cây đàn hương trên nhiều tỉnh thành, trừ vùng đất thấp hoặc khí hậu quá lạnh.
- Tổ chức “khai sinh” cây đàn hương ở Việt Nam là Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF). Người đem cây đàn hương từ Ấn Độ về Việt Nam là TS Vũ Thoại (từ ý tưởng của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn).
Các hướng ứng dụng cây đàn hương
1. Làm trà đàn hương
- Lá đàn hương được dùng làm trà cao cấp với hương thơm nhẹ, không đắng, giúp dễ ngủ, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa tiểu đường, máu nhiễm mỡ và ung thư…
2. Đàn hương làm thuốc chữa bệnh
- Theo y học cổ truyền phương Đông, lá đàn hương có tác dụng điều trị ho đờm, cảm cúm và phòng chống viêm não.
- Cách dùng: nấu 40 g lá tươi để xông hơi rồi uống thêm một chén nước lá, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi.
- Bên cạnh lá, lõi gỗ đàn hương cũng là vị thuốc cổ truyền, được dùng độc vị hoặc kết hợp với trầm hương, xạ hương, đinh hương, trân châu… qua nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, thuốc rượu… Xem thêm các thang thuốc từ gỗ đàn hương Tại đây
3. Chế tác sản phẩm gia dụng, văn hóa, tâm linh từ lõi đàn hương
- Gỗ đàn hương được chế tác thành các sản phẩm gia dụng, văn hóa, tâm linh cao cấp như: tượng Phật, chuỗi hạt, quyền trượng (gậy), con dấu, ấm chén uống trà, quạt gỗ, nhang, nến…
4. Làm nguyên liệu cho nước hoa và mỹ phẩm (bột gỗ, tinh dầu)
- Tinh dầu đàn hương là một trong những thành phần làm nên các dòng nước hoa cao cấp như Chanel No.5; Thierry Mugler Angel, Charlie Blue, Dior Poison…
- Bột gỗ đàn hương còn được dùng làm mỹ phẩm (thường được làm từ phần dác gỗ, cành nhỏ hoặc rễ cây).
- Tinh dầu và bột đàn hương cũng là thành phần của các sản phẩm thẩm mỹ như xà phòng, gel tắm, sữa tắm, kem dưỡng da, chất khử mùi…
5. Lõi đàn hương dùng để chiết xuất tinh dầu
Tinh dầu đàn hương có tác dụng:
- Thanh lọc không khí.
- An thần.
- Điều trị rối loạn thần kinh, ngủ hay thức giấc.
- Làm hưng phấn.
- Trị mụn, dưỡng da, mờ sẹo…
- Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu đàn hương còn có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, điều trị vẩy nến, mụn trứng cá, mụn rộp Herpes, hạ đường huyết, hạ mỡ máu và làm thuốc hóa trị nhiều loại ung thư.
Thông tin thêm: Tượng Phật làm bằng gỗ đàn hương trắng
Cây đàn hương có nhiều hướng ứng dụng như vậy nhưng không phải là một loại cây dễ trồng. Đó là vì hệ rễ đàn hương tương đối yếu, dễ trị trốc gốc khi có mưa gió mạnh. Bên cạnh đó, vì chất gỗ thơm nên cây đàn hương cũng dễ bị sâu và côn trùng phá hoại (nhất là sâu đục thân). Ngoài ra, cây đàn hương thỉnh thoảng cũng bị một số bệnh về lá, sâu rệp…
Với người trồng, ngoài những điểm trên thì còn cần chú ý về việc lựa chọn cây ký chủ sao cho phù hợp để nguồn lá làm trà không bị ảnh hưởng và cây có thể phát triển tốt hơn.
Các bài viết cùng chủ đề:
- Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi – Mị Nương được làm từ gỗ gì?
- Đàn hương và 12 bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền
- Đàn hương trong liệu pháp mùi hương của người Trung Hoa
- “Chiên đàn thụ” của Miên Thẩm, nên hiểu như thế nào? (“Tuyệt hảo chiên đàn thụ – Phồn hương quýnh bất quần – Hận cừ thiên tính biệt – Chỉ tại nghịch phong văn”)