• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Đàn hương và các phương thang chữa bệnh (phần 2)

Đàn hương và các phương thang chữa bệnh (phần 2)

14/05/2020 20/05/2020 Cây Hoa Lá

Bài viết này tiếp tục giới thiệu đến các bạn những phương thuốc kết hợp có dùng đàn hương (gồm 1 phương thuốc dùng ở dạng hương nhang và các phương thuốc dùng để uống).

Nội dung chính ⇒

  • Hương nhang chữa bệnh – liệu pháp mùi hương
  • Các toa thuốc uống có dùng đàn hương
    • 1. Vạn an cao
    • 2. Đại kiện tỳ thang
    • 3. Thanh khí tán
    • 4. Trung hòa thang
    • 5. Thập hương phản hồn đơn
    • 6. Thanh thần tán
  • 7. Tụ hương ẩm
    • 8. Tam hương bảo thử tán
    • 9. Ty nhị
    • 10. Đại trầm hương hoàn

Hương nhang chữa bệnh – liệu pháp mùi hương

Tên của phương thuốc này là Điền thị chỉ mê giải biển hương, do Điền Thành Khánh – Giáo sư phân viện Cam Thiền Y học viện tỉnh Hà Bắc cống hiến.

Công dụng: Loại hương này đốt và ngửi giúp điều trị chứng nấc cụt liên hồi (hoặc ho đàm làm cho nấc cụt không dứt), làm cho thuận khí giáng nghịch, chống nấc cụt và hóa giải cơn co cứng.

Thành phần: gồm 6 vị

  • Bột đàn hương (10 phần).
  • Mạn đà la hoa (9 phần).
  • Toàn phúc hoa (3 phần).
  • Khoản đông hoa (3 phần).
  • Bạc hà diệp (1 phần).
  • Xạ hương (0, 1 phần).

Cách dùng:

Xay các vị thuốc trên thành bột rồi trộn với nước hoặc hồ loãng và làm thành nhang (như nhang trừ muỗi). Mỗi khi dùng, lấy một nén nhang đốt một đầu cho tỏa khói rồi ngửi khói này trong 1 phút (không nên ngửi lâu quá 2 phút để đề phòng trúng độc).  Bên cạnh đó, người bệnh nên hỏi thêm ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc.

Các toa thuốc uống có dùng đàn hương

1. Vạn an cao

Công dụng: Điều trị trẻ em bị ọc sữa, vàng da hoặc mắc chứng tỳ vị bất túc.

Thành phần: Bài thuốc sử dụng 12 g đàn hương với các vị thuốc khác, bao gồm: tê giác, bột chàm, trân châu, hổ phách (mỗi loại 10 g), thần sa và mộc hương (mỗi loại 12 g), nhục khấu, tân lang, nhân sâm và thiên trúc hoàng (mỗi loại 20 g), hương phụ, sử quân tử và hoàng cầm (mỗi loại 40 g), bạc hà, bạch truật và cam thảo Bắc (mỗi loại 80 g), trầm hương (8 g) và xạ hương (2 g).

Cách dùng: Lấy tất cả các thành phần trên đem nghiền nát thành bột, sau đó làm thành viên và để uống dần (người dùng nên xem dược liệu có bị ẩm không, nếu có thì nên phơi thêm cho khô hẳn để bảo quản được lâu hơn).

Liều lượng: Mỗi ngày uống từ 4 – 6 g thuốc viên với nước cốt bạc hà (lưu ý, người bệnh cần hỏi thầy thuốc về lượng bạc hà để chiêu thuốc vì dùng quá liều bạc hà sẽ gây hại trầm trọng cho cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong).

2. Đại kiện tỳ thang

Công dụng: Điều trị chứng tỳ vị hư hàn, giúp kích thích tiêu hóa nói chung và ăn uống nói riêng.

Thành phần: đàn hương, bán hạ, thần khúc, phục linh, quất hồng, hậu phác, sa nhân, hồi hương, thanh bì, cam thảo Bắc và nhục đậu khấu (mỗi loại 40 g), thảo quả nhân, phụ tử và xuyên ô (mỗi loại 80 g), bạch đậu khấu, can khương và đinh hương (mỗi loại 20 g), bạch truật (160 g).

Cách dùng: Đem các vị trên tán thành bột và để dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy 12 g thuốc này hòa với nước sắc táo Tàu và gừng tươi rồi cùng uống (mỗi ngày uống 2 lần như thế).

3. Thanh khí tán

Công dụng: Điều trị chứng tỳ vị hư yếu, trung khí bất hòa, tiêu chảy, thanh và trọc không phân biệt được, tay chân lạnh, ngực và bụng đau, nôn mửa.

Thành phần: đàn hương, kha lê lặc, thanh bì, sa nhân, mộc hương, bạch linh và bạch khấu nhân (mỗi loại 8 g), lương khương (12 g), nhân sâm, hồ tiêu và tam lăng (mỗi loại 16 g), đinh hương (30 g), quất hồng và can khương (mỗi loại 46 g), cam thảo (60 g).

Cách dùng: Xay nát các vị trên thành bột rồi để dùng dần. Mỗi ngày, lấy 12 g bột này hòa với nước sắc táo Tàu và uống.

4. Trung hòa thang

Công dụng: Điều trị chứng sưng nửa người có kèm mụn nhọt.

Thành phần: đàn hương, nhân sâm, trầm hương, hậu phác, xuyên khung, bạch chỉ, đương quy, phòng phong, tử tô, nhục quế, cát cánh, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo, hoắc hương và nhũ hương (mỗi loại đều dùng 20 g).

Cách dùng: Lấy các vị trên ngâm qua rượu cho ngập đều rồi để ở chỗ râm mát cho khô dần. Sau đó, lấy thuốc tán thành bột để dùng trong nhiều ngày.

Liều lượng: Mỗi ngày, lấy 4 g bột thuốc này nấu nước uống.

5. Thập hương phản hồn đơn

Công dụng: Điều trị trúng phong khiến đờm quyết, mắt lệch, miệng méo và răng cắn chặt.

Thành phần: đàn hương, giáng hương, kha tử nhục, trầm hương, từ thạch, sa nhân, hoắc hương, hương phụ, nhũ hương, tô hợp hương, chu sa, uất kim, thiên ma, đinh hương và cương tàm (mỗi vị 60 g), an tức hương, ngưu hoàng và xạ hương (mỗi vị 30 g), băng phiến (16 g), cam thảo (120 g)…

Cách dùng: Lấy cam thảo nấu thành cao rồi cho thêm mật ong vào, sau đó lấy các vị còn lại xay thành bột và trộn đều để làm thành viên (dùng kim bạc bọc ngoài, khoảng 300 miếng).

Liều lượng: Mỗi ngày uống từ 6 – 8 g thuốc viên.

6. Thanh thần tán

Công dụng: Giúp tiêu phong, hóa đờm và điều trị mặt nóng, choáng váng, hoa mắt.

Thành phần: đàn hương, khương hoạt, nhân sâm và phòng phong (mỗi loại 40 g), tế tân (20 g), cam thảo, bạc hà và kinh giới (mỗi loại 80 g), thạch cao (160 g).

Cách dùng: Lấy các vị thuốc trên tán mịn thành bột rồi chia thành nhiều lần uống. Lưu ý, mỗi ngày chỉ uống 16 g thuốc này, không được dùng quá liều.

7. Tụ hương ẩm

Công dụng: điều trị thất tình và tổn thương kết lại thành sán khí.

Thành phần: đàn hương, hoắc hương, đinh hương, trầm hương, nhũ hương và mộc hương (mỗi loại 3, 2 g), cam thảo, diên hồ, cát cánh, khương hoàng, ô dược và nhục quế (mỗi loại 1, 6 g).

Cách dùng: thêm 3 lát gừng và 2 quả táo Tàu rồi sắc lấy nước uống.

8. Tam hương bảo thử tán

Công dụng: điều trị hắc loạn.

Thành phần: đàn hương, trầm hương, giáng hương và tế tân (mỗi loại 12 g), uất kim (4 g) và kinh giới (16 g).

Cách dùng: Tán thành bột rồi mỗi ngày chia ra uống 8 g.

9. Ty nhị

Công dụng: điều trị chứng uống quá nhiều nước lạnh làm cho thổ tả.

Thành phần: đàn hương, trầm hương và mộc hương (liều lượng bằng nhau).

Cách dùng: Tán các vị thuốc trên thành bột và chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống từ 8 – 12 g (lấy nước sa nhân để hơi lạnh rồi pha uống).

10. Đại trầm hương hoàn

Công dụng: điều trị đau ngực do thời tiết lạnh.

Thành phần: đàn hương, trầm hương, khương hoạt, quế tâm và can khương (mỗi loại 20 g), bạch chỉ, chích cam thảo, ô dược và cam tòng (mỗi vị 8 g), hương phụ (16 g) và bạch đậu khấu (24 g).

Cách dùng: Tán các thành phần trên thành bột rồi làm thành viên để uống dần, mỗi ngày uống 16 – 20 g.

 

Bài viết liên quan

Trà đàn hương
Cách sao trà đàn hương cho người mới bắt đầu (chia sẻ cá nhân)
Gỗ đàn hương
Sơ bộ về đặc điểm và công dụng làm thuốc của đàn hương (hoàng anh hương)
Con dấu đàn hương
Bài thuốc cổ truyền chống ôn dịch từ bạch chỉ, đàn hương

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: đàn hương/ đàn hương trắng/ ứng dụng của đàn hương

Bài viết trước « Quạt đàn hương – chuyện xưa tích cũ
Bài viết sau Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến những bệnh nào? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập