• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Đau bụng kinh làm sao cho đỡ đau? (cách chọn thuốc đắp, thuốc uống)

Đau bụng kinh làm sao cho đỡ đau? (cách chọn thuốc đắp, thuốc uống)

24/08/2021 29/10/2021 Cây Hoa Lá

Đau bụng kinh, làm sao cho đỡ đau? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ.

Nội dung chính ⇒

  • Đau bụng kinh nên uống thuốc gì để giảm đau? Có nên dùng thuốc Tây không?
  • Đau bụng kinh quằn quại, phải làm sao cho đỡ đau?
    • 1. Chườm ngải cứu
  • 2. Uống hồng hoa
  • Các các khác
  • Khi đến kỳ kinh nguyệt và đau bụng kinh cần làm gì, lưu ý điều gì?

Đau bụng kinh nên uống thuốc gì để giảm đau? Có nên dùng thuốc Tây không?

Trong bài viết này, mình sẽ không hướng dẫn các bạn cách dùng thuốc Tây vì mình rất sợ các tác dụng phụ của nó.

Thay vào đó, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách dùng các vị thuốc Đông y quen thuộc để giảm đau bụng kinh. Hơn nữa, với những bạn sợ uống thuốc, sợ hôi, sợ đắng thì vẫn có cách để các bạn bớt đau.

Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu luôn nhé!

Đau bụng kinh quằn quại, phải làm sao cho đỡ đau?

1. Chườm ngải cứu

Hơ nóng lá ngải cứu trên ngọn lửa rồi đặt vào miếng vải, chườm lên bụng là biện pháp quen thuộc, được dân gian áp dụng để giảm đau lưng, đau bụng và cả đau bụng kinh. Biện pháp này mình đã dùng qua và thấy nó có tác dụng thực sự.

Cây ngải cứu có tác dụng gì
Lá ngải cứu

Khi bạn đắp thì hơi nóng, mùi hương rất thơm và các hoạt chất có trong tinh dầu ngải cứu sẽ lan tỏa, giúp thư giãn các cơ và từ đó giúp giảm đau.

Tuy nhiên, nó sẽ không hết đau ngay mà sẽ hết từ từ, cho nên, bạn phải hơ nóng rồi chườm lên ba hoặc bốn lần như thế mới bớt đau (ví dụ lúc đầu, bạn đau đến mức ngồi không nổi và nhờ người thân hơ nóng giùm, sau khi đắp vài lần thì bạn sẽ bớt đau và có thể ngồi dậy nổi).

Lưu ý: Hơ nóng vừa phải để tránh bỏng da và cho vào miếng vải để dễ chườm. Khi hái, bạn nên hái nhiều nhiều, tầm 2 – 3 nắm tay để chườm được khắp bụng nhé!

Xem kỹ cách làm tại đây: Cách giảm đau bụng kinh và giảm mụn từ lá ngải cứu

2. Uống hồng hoa

Hồng hoa là cách nhanh nhất và tiện nhất giúp giảm đau bụng kinh. Cách này mình cũng hay dùng.

Vị thuốc hồng hoa
Vị thuốc hồng hoa

Bạn ra tiệm thuốc Bắc, hỏi mua 100 g hồng hoa (giá dao động từ 40 – 80 ngàn đồng) thì sẽ dùng được rất nhiều lần. Lưu ý, hồng hoa là các cánh hoa rum, rất nhỏ, có màu cam đỏ chứ không phải hoa hồng nhé!

Hồng hoa là một vị thuốc Bắc, thường được nhập từ Trung Quốc và có mặt trong rất nhiều bài thuốc Đông y giúp hoạt huyết, tán ứ (chẳng hạn như trong Trật đả hoàn – một loại thuốc thông dụng giúp tan máu bầm do té xe, bị ngã bầm dập, tụ máu bầm gây lói, tức ngực bên trong… thì cũng có thành phần hồng hoa).

Khi bạn uống hồng hoa, nó sẽ vào cơ thể, đánh tan máu ứ trệ và giúp hoạt huyết, từ đó, máu kinh của bạn sẽ ra dễ hơn, có màu đỏ tươi, ra nhiều hơn và ít bị vón cục nâu thẫm… Quan trọng hơn là bạn sẽ thấy bớt đau bụng kinh đáng kể.

Cách dùng:

  • Lấy muỗng múc một muỗng đầy hồng hoa (ước lượng khoảng 3 – 8 g, nghĩa là bạn mua 100 g hồng hoa thì bạn chia thành 20 lần dùng), cho vào ly, đổ nước sôi vào và đợi nguội thì uống (hoặc uống lúc còn ấm cũng được). Sau đó, bạn tiếp tục đổ nước sôi vào uống nước thứ 2. Nước này có màu cam đỏ và không đắng, chỉ lạt, có mùi nhẹ nhẹ nên rất dễ uống.
  • Sau khi uống, bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần. Nửa ngày sau, bạn uống thêm 1 đợt như thế nữa (cũng uống 2 lần nước pha) thì sẽ thấy hết đau bụng kinh đáng kể. Thông thường, bạn chỉ cần uống 2 hoặc 3 phần là sẽ hết đau (không nên uống quá 3 lần mỗi tháng vì thuốc có hoạt tính mạnh, sẽ gây rong kinh, hao tổn cơ thể nếu uống quá nhiều).

Hồng hoa giúp giảm đau bụng kinh, điều trị bế kinh

  • Muốn ngừa đau bụng kinh trước khi nó xảy ra thì bạn uống trước ngày có kinh 1 hoặc 2 ngày nhé (mỗi ngày 1 lần).

Lưu ý:

  • Hồng hoa chuyên dùng chữa bệnh bế kinh, trễ kinh, tắc kinh, vô kinh, máu kinh vón cục, thẫm màu, đen hôi…; nghĩa là nó thúc đẩy ra kinh, giúp máu kinh ra tốt hơn. Vì vậy, những người đang bị rong kinh thì không được dùng.
  • Ngoài ra, người đang yếu sức, gầy ốm suy nhiệt, hao tổn cơ thể, đang bị xuất huyết… cũng không nên dùng và mỗi tháng không dùng quá 3 lần.
  • Trong quá trình dùng, nếu thấy có dấu hiệu xấu đi thì cần ngưng ngay.

Với trường hợp dùng hồng hoa mà vẫn không thấy có tác dụng thì bạn nên:

  • Tìm đến thầy thuốc để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
  • Dùng các thảo dược khác phù hợp với cơ địa bạn hơn (ví dụ bạn thuộc kiểu người sức khỏe đang yếu, thân thể gầy, thiếu chất… thì dùng hồng hoa sẽ không mang lại hiệu quả cao… Bạn đang thiếu dinh dưỡng thì lấy đâu ra máu kinh tốt! Vậy nên, bạn cần ăn nhiều rau xanh, trái cây và đặc biệt là cháo đậu xanh để cơ thể đủ chất, máu kinh ra tốt hơn nhé!).

Kinh nguyệt của phụ nữ rất quan trọng. Kinh nguyệt tốt thì sức khỏe mới tốt, da dẻ mới hồng hào, ít mụn và khả năng thụ thai mới cao. Những người kinh nguyệt thất thường, máu kinh xấu hoặc lâu ngày không có kinh thì khả năng thụ thai cũng thấp (trừ khi bạn thuộc kiểu người có chu kỳ kinh dài (vài tháng mới có một lần, đều đặn như thế, không gây hại gì) và được bác sĩ chẩn đoán là bình thường!).

Cuối cùng, có một lời khuyên nho nhỏ là bạn không nên lạm dụng các loại thuốc (kể cả thuốc Đông y). Nếu cơn đau bụng kinh có thể chịu được thì bạn không cần dùng thuốc. Ngoài ra, bạn cũng không nên tháng nào cũng uống thuốc. Ví dụ tháng này bạn uống hồng hoa và thấy hết đau thì tháng sau bạn có thể uống 1 lần trước ngày có kinh để phòng ngừa (những tháng sau không cần uống nữa, chỉ cần ăn đủ chất và ăn thêm cháo đậu xanh là được).

Các các khác

  1. Dùng hẹ.
  2. Dùng rau ngò om.
  3. Dùng rau má.

(Các cách này đã được ghi ghép trong y văn, tuy nhiên, mình sẽ tự trải nghiệm rồi mới cập nhật sau, bạn nhé!)

Khi đến kỳ kinh nguyệt và đau bụng kinh cần làm gì, lưu ý điều gì?

  • Không nên vận động quá sức.
  • Ăn đủ chất, uống đủ nước (2 lít), tăng cường rau xanh, trái cây.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên (4 tiếng thay 1 lần).
  • Nếu bị đau đến mức không chịu nổi thì cần có biện pháp giảm đau (hoặc là dùng đắp ngoài da, hoặc là dùng thuốc uống).
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 37

Bài viết liên quan

Bạch chỉ
Bạch chỉ là thuốc gì, có tác dụng gì và có giúp da trắng mịn không?
Hoa hướng dương
Tác dụng của hạt hướng dương và hoa hướng dương
Đậu xanh nguyên hạt
Tác dụng của đậu xanh trong y học cổ truyền

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: đau bụng kinh/ kinh nguyệt không đều

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Nguyên nhân khiến đàn ông hay nói lẫy và nghi ngờ nhân phẩm của vợ (người yêu)
Bài viết sau Da dầu bị mụn nên đắp mặt nạ gì và uống thuốc gì? (thuốc Nam) »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!