Có hai loại đậu đen thường được bán trên thị trường là đậu đen lòng trắng và đậu đen lòng xanh. Vậy, công dụng của hai loại này có gì khác nhau?
Nội dung chính ⇒
Nhận dạng đậu đen lòng xanh
Hạt đậu đen lòng xanh có màu đen bóng (chứ không đen xỉn như đậu đen lòng trắng) và bên trong có màu xanh.
Ngoài cách dùng trên thì đậu đen lòng xanh còn được kết hợp trong các bài thuốc như:
- Điều trị nhức lưng, mỏi gối và viêm đa khớp có kèm biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau (do nóng nhiệt): lấy 100 g hạt đậu đen lòng xanh, 20 g toàn cây xấu hổ (đã phơi khô, cắt nhỏ) và 20 g lá lốt (đã phơi khô, cắt nhỏ); tất cả cùng nấu lấy nước và chia thành hai lần uống trong ngày.
- Điều trị chứng đổ mồ hôi đầy mình sau khi sinh nở: Với trường hợp này thì bạn lấy 100 g hạt đậu đen lòng xanh (chọn loại hạt tốt), 20 g vỏ hàu (tức vị thuốc “mẫu lệ” trong y học cổ truyền) và 50 g lá dâu tằm (lá tươi); tất cả cùng nấu lấy nước uống trong ngày.
Đậu đen (lòng trắng và lòng xanh) có tác dụng gì trong Đông y
Trong y học cổ truyền, đậu đen nói chung được biết đến với các công dụng như:
- Có tính mát.
- Giúp bổ máu, giải độc.
- Làm tăng sinh lực.
- Làm nhuận da thịt.
- Bổ thận, lợi tiểu, điều trị can thận hư yếu.
- Giải phong nhiệt (với các biểu hiện như ngực nóng khó chịu, sốt, sợ gió, nhức đầu…).
- Bổ kí, hạ khí (đưa khí đi xuống).
Cách dùng: lấy 20 – 40 g đậu đen, nấu chín rồi ăn đậu, uống nước. Ở miền Nam, vì khí hậu nóng nên dân gian thường ăn chè đậu đen để giải nhiệt.
Các bài thuốc chữa bệnh thông dụng từ đậu đen
Đậu đen lòng trắng và đậu đen lòng xanh còn được dùng trong các bài thuốc như:
1. Điều trị đau bụng dữ dội
Lấy 50 g đậu đen, cho vào chảo, sao cháy (bốc khói) rồi nấu với nước, sau đó chắt nước ra, hòa thêm một ít rượu và uống.
2. Điều trị liệt dương
Lấy đậu đen sao già, sau đó ngâm rượu và uống dần (mỗi lần một chung nhỏ). Với bài thuốc này thì bạn nên hỏi thầy thuốc về tỉ lệ đậu đen và rượu sao cho phù hợp nhé!
3. Điều trị tiểu đường
Lấy 40 g đậu đen, cho vào chảo, rang lên rồi nấu lấy nước (mỗi ngày uống 1 ly nước đậu đen là được) và nên ăn cả cái. Trong quá trình điều trị, bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên để gia giảm liều lượng cho phù hợp nhé!
Xem thêm:
4. Điều trị trẻ nhỏ sốt nóng, khát nước
Lấy một nắm đậu đen nấu chín rồi chắt lấy nước cho trẻ uống, sau đó cho trẻ ăn cả cái đậu.
5. Giải độc thạch tín (asen), ba đậu, thiên hùng (bạch mộ, rễ ô đầu), ô đầu, phụ tử và nấm dại
Lấy đậu đen, nấu lấy nước thật đặc rồi uống nước ấy (và ăn cả cái). Nên thực hiện càng nhanh càng tốt.
6. Điều trị đại tiện ra máu
Lấy một nắm hạt đậu đen tươi, nấu chín rồi uống nước và ăn cả đậu (không cần cho thêm bất cứ gia vị gì).
Người nào không nên dùng đậu đen?
Đối tượng cần tránh:
- Những người thể tạng hư hàn, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy, lạnh bụng, lạnh tay chân, sợ gió, sợ nước lạnh… không nên dùng.
- Người đang bị viêm đại tràng, bệnh về tiêu hóa hoặc loét hành tá tràng cũng không nên dùng.
Uống nước đậu đen xanh lòng mỗi ngày có tốt không?
Lưu ý khi dùng:
- Khi dùng đậu đen, bạn nên tránh các thức ăn (hoặc thực phẩm chức năng) chứa nhiều Ca và Zn (vì đậu đen sẽ làm giảm sự hấp thu các chất này).
- Không uống liên tục hàng tháng, hàng năm vì đậu đen sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể (mỗi ngày không uống quá một ly, mỗi tuần không uống quá ba lần).
- Chỉ ăn hạt đậu đen đã nấu chín và uống nước đậu đã nấu chín (không nên dùng sống vì sẽ hại cơ thể). Hiện nay, có một số người truyền tai nhau cách nuốt hạt đậu sống để chữa bệnh và đây là việc làm không có cơ sở khoa học. Không chỉ thế, nó còn có thể gây ngộ độc, tiêu chảy, xuất huyết bao tử… và nhiều hệ lụy khác.