“Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc”.
Trước một loại kem dưỡng da chứa 2 – 3 thành phần độc hại, chúng ta sẽ không dùng.
Thế nhưng, hàng ngày, hầu hết chúng ta lại đang làm điều đó với da đầu của mình.
Dầu gội công nghiệp, như bạn biết đấy, chúng chứa rất nhiều hóa chất. Trong đó, nhiều loại dầu gội còn chứa các chất độc hại (như silicone, DEA, TEA, SLS, SLES…). Có loại hại tóc, có loại hại gan, hại thận, gây ung thư…
Hàng ngày, các chất độc hại này tiếp xúc với tóc và thấm vào da đầu chúng ta.
Da đầu thì không biết nói và vì nó ở trên đầu nên chúng ta cũng không nhìn thấy.
Da đầu khỏe hay yếu, chúng ta cũng không biết.
Chỉ khi bị nhiễm nấm, bị gàu hay bị ngứa…, chúng ta mới chú ý và biết nó đang gặp vấn đề.
Các sợi tóc cũng vậy. Chỉ khi tóc bị chẻ ngọn, gãy rụng, khô xơ…, chúng ta mới xem đó là nghiêm trọng.
Còn bình thường thì chúng ta hầu như không để ý.
***
Đã bao giờ bạn thử nhổ một sợi tóc của mình, để kiểm tra xem độ khỏe mạnh của tóc chưa?
Hãy làm thử nhé.
Sau khi nhổ, nếu thấy chân tóc của bạn có dạng hình củ (phình to ra như củ hành) thì tóc bạn đang khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu sợi tóc dễ dàng bị nhổ ra và chân tóc không có hình củ thì tóc bạn đang yếu, da đầu bạn đang yếu hoặc bạn đang thiếu chất.
Và nhiều cách kiểm tra khác nữa.
Nhìn chung, nếu do thiếu chất thì tất nhiên rồi, bạn phải bổ sung dưỡng chất đó (từ thức ăn). Có rất nhiều từ khóa để bạn tìm kiếm, ví dụ như: Tóc rụng là thiếu chất gì?
Ngược lại, nếu tóc và da đầu của bạn bị tổn thương do dầu gội thì bạn cần thay đổi dầu gội.
Không biết bạn bị tình trạng này bao giờ chưa: gội dầu gội trị gàu nhưng tóc vẫn bị gàu. Gội dầu gội mượt tóc nhưng sau đó, tóc vẫn khô xơ, dễ gãy rụng…
Vâng, mình bị rồi. Cho nên 2 năm nay, mình chỉ xài các loại dầu gội từ thảo mộc như: dầu gội cà phê, dầu gội bồ kết, dầu gội sả chanh, dầu gội bưởi…
Mỗi loại dầu gội ấy, dù mang tên ngắn gọn như vậy như đều gồm hàng chục loại thảo mộc khác nhau, kết hợp lên men và cô đặc mà thành.
So với dầu gội công nghiệp thì dầu gội thảo mộc không mượt rướt (vì nó không có chất tạo mướt). Thế nhưng, nó sẽ giúp tóc bạn mềm mại dần và khỏe lâu hơn. Ngày hôm sau, dù bạn gội đầu bằng nước lã thì tóc bạn vẫn không bị khô xơ.
Hiểu một cách nôm na: cơ chế hoạt động của dầu gội thảo mộc là bổ sung dưỡng chất cho tóc và da đầu, để tóc khỏe từ chân tóc đến sợi tóc (chứ không phải phủ một lớp chất tạo bóng, tạo mượt lên tóc; làm tóc bị ngột ngạt, để rồi, khi nước cuốn trôi hết các chất ấy thì sợi tóc trở lại khô xơ, yếu và dễ gãy rụng).
Thật ra, các loại dầu gội công nghiệp vẫn chứa một số dưỡng chất tốt cho tóc, thế nhưng, nó cũng chứa một loạt các hóa chất. Vì vậy, tác dụng của nó cũng đi kèm tác hại. Nó chỉ tiện lợi vì giá rẻ và cho kết quả bóng mượt ngay tức thì.
Hai năm trước, khi nghe mọi người nói về dầu gội thảo mộc, mình cũng nghĩ “nó chỉ là trào lưu”.
Cho đến khi bạn mình nấu thành công mẻ dầu gội đầu tiên, mình cũng chỉ “mua vì tò mò” (và để ủng hộ bạn bè).
Sau khi dùng, mặc dù mình ưng ý ngay nhưng vẫn phân vân, chỉ mua dùng chứ không lấy bán.
Rõ ràng, nó tạo cho mình cảm giác rất tự nhiên, an toàn và nhẹ dịu. Thế nhưng, giá của nó cao quá. Thực sự là mình thấy ngán.
Bạn biết đấy, một mẻ dầu gội, nếu dùng nguyên liệu thảo mộc thì chi phí rất cao. Nấu ra, chỉ có bản thân mới dám xài chứ người tiêu dùng thì rất ngán.
Trong khi đó, giá dầu gội công nghiệp thì lại rẻ hơn nhiều. Làm sao mà cạnh tranh?
Thế là hai năm trôi qua. Hai năm đó, mình vẫn kiên trì dùng dầu gội thảo mộc, thử nhiều loại khác nhau để so sánh (vì hễ mình dùng dầu gội công nghiệp là bị gàu).
Cô bạn mình thì cũng đã tự túc được hầu hết nguyên liệu.
Vì vậy, chi phí nấu dầu gội cũng rẻ hơn và giá dầu gội bán ra đã mềm hơn trước rất nhiều. Chai 250 ml chỉ 150 k cả ship (giá gấp đôi dầu gội công nghiệp nhưng vẫn rẻ hơn một số dầu gội thảo dược khác).
Ở đây, mình cũng muốn nói một điều, đó là: dầu gội bên mình có dùng duy nhất 1 chất bảo quản, đó là Leucidal. Tuy nhiên, chất bảo quản này là an toàn và đã được xếp vào danh sách chất bảo quản Organic (chất bảo quản hữu cơ). Nó được làm từ chiết xuất lên men của củ cải và vi khuẩn Leuconostoc kimchii – loại vi khuẩn thường được dùng để làm món kim chi Hàn Quốc).
Còn bọt và độ sánh của dầu gội thì hoàn toàn từ cây cỏ hoa lá tự nhiên.
Nếu bạn có đọc thử thành phần của các loại dầu gội công nghiệp, chắc chắn bạn sẽ choáng với danh sách các hóa chất của nó. Thật đấy!
Người ta thường nói “nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc”. Ai cũng muốn tóc mình đẹp.
Thế nhưng, hình như mọi người đều ngại đầu tư cho mái tóc. Nếu có thì chỉ là uốn, duỗi, nhuộm… Những cách này vô tình lại làm tóc hư tổn nhiều hơn.
Tóc mình ngày trước cũng uốn, uốn xong lại duỗi.
Cũng may là nó vẫn ổn đến giờ (chỉ bị chẻ ngọn một ít chứ sợi tóc thì vẫn khỏe).
Có lẽ nhờ ăn uống đủ chất.
Có lẽ nhờ gen di truyền.
Cũng có lẽ nhờ mình ít dùng hóa chất. Hai năm nay, mình chỉ xài dầu gội thảo mộc nên tóc ít rụng hơn, mau dài hơn.
Thật ra, hiện tại thì tóc mình vẫn hơi khô xơ (do đã uốn rồi lại duỗi!).
Thế nhưng, trông nó vẫn đẹp và mềm mại, không phải sao!
Bạn muốn mua dầu gội thì liên hệ mình nhé!
Sdt/ Zalo: 0979 254 124
Fanpage Facebook: Quân Hân – Dầu gội thảo dược vì mái tóc
Ảnh sản phẩm ạ: