Những năm gần đây, dậy thì sớm đã trở thành chứng bệnh ám ảnh nhiều bé trai, bé trái và nếu bị dậy thì sớm do béo phì thì sau khi hết béo phì, chứng bệnh này vẫn sẽ tiếp diễn.
Vì sao trẻ em ngày nay lại có xu hướng dậy thì sớm? Cần làm gì để hạn chế tình trạng này xảy ra? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Đọc thêm bài viết: Dậy thì sớm, tất tần tật về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa
Nội dung chính ⇒
Dấu hiệu nhận biết
Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi, nếu có các đặc điểm sau thì có thể bị dậy thì sớm.
- Trẻ gái: tuyến vú và bộ phận sinh dục phát triển, mọc lông nách, hành kinh và tăng trưởng nhanh về chiều cao.
- Trẻ trai: tinh hoàn to, dương vật to, có lông nách, khàn tiếng vỡ giọng và tăng trưởng nhanh về chiều cao.
Đây là căn bệnh khiến cho các bé hoang mang, lo sợ vì chưa được trang bị kiến thức cũng như tinh thần trước sự thay đổi của cơ thể mình. Không chỉ thế, nó còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành.
Đọc thêm bài viết: Tác hại và hậu quả khôn lường của dậy thì sớm
Vì sao trẻ em bị dậy thì sớm?
Tình trạng này thường gặp ở những trẻ:
- Hay ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều chất béo như hamburger, khoai tây chiên, lạp xưởng, xúc xích… (khi nấu ở nhiệt độ cao, các chất trong thức ăn sẽ bị biến đổi và gây hại cho cơ thể).
- Ăn thực phẩm chứa nhiều đường và các chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất béo…. như bánh kẹo, nước ngọt có ga, trà sữa…
- Do ăn nhiều món ăn chứa nhiều muối.
- Do ăn nhiều món ăn từ nội tạng động vật.
- Do thừa cân, béo phì…
- Không chỉ thế, nhiều bà mẹ còn tự ý mua thuốc bổ cho bé uống. Để trẻ nhanh khỏi ốm và khỏe mạnh, mau lớn, một số phụ huynh còn cho trẻ dùng thuốc Bắc hoặc các món bổ có thành phần thuốc bổ thận…
- Do ăn nhiều thịt (nhất là thịt lợn siêu nạc).
Làm gì để phòng ngừa dậy thì sớm?
Để phòng tránh, các bậc phụ huynh cần:
- Xây dựng một chế độ ăn uống phong phú, lành mạnh, đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ (với lượng đạm vừa đủ, ăn nhiều rau xanh để tránh béo phì).
- Tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, có lượng đường và muối cao; đồng thời cũng cần lựa chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Tập cho trẻ thói quen tập luyện thể dục thể thao để tránh béo phì, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ và tắt đèn khi ngủ.
- Tạo cho trẻ môi trường sống và học tập hài hòa, lành mạnh; không để trẻ tiếp xúc với sách báo, tranh ảnh hoặc các video mang nội dung không lành mạnh, gây ham muốn, tò mò ở trẻ.
- Không được tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng (nếu muốn dùng thì phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa)…
Bên cạnh những biện pháp trên, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, theo dõi con trẻ trong quá trình phát triển để phát hiện chứng dậy thì sớm và đưa trẻ đi điều trị.
Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần giáo dục cho trẻ các kiến thức cơ bản về giới tính và cách bảo vệ bản thân (tránh trường hợp trẻ bị hoang mang lo sợ hoặc bị quấy rối, lạm dụng khi bị dậy thì sớm).
Tư liệu tổng hợp
- DTS ở trẻ và 13 nguyên nhân không nên bỏ qua, https://cayhoala.com/day-thi-som-o-tre-va-13-nguyen-nhan-khong-nen-bo-qua/