Đậu hũ (tàu hủ) là món ăn quen thuộc hàng ngày, đặc biệt là với những người ăn chay.
Tuy nhiên, đậu hũ cũng kỵ với nhiều món ăn mà chúng ta thường ăn. Vì vậy, hãy ghi chú lại để tránh kết hợp chúng cùng nhau, bạn nhé!
Nội dung chính ⇒
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì?
- Đậu hũ kỵ sữa bò. Nếu ăn đậu hũ rồi uống sữa bò thì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn, ngoài ra còn làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
- Đậu hũ kỵ hành lá. Bạn có bất ngờ không? Vâng, đó là sự thật đấy. Hành lá mà chúng ta dùng hàng ngày cũng chứa một lượng lớn axit oxalic. Vì vậy, nếu ăn cùng đậu hũ thì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Can xi của cơ thể, lâu dài có thể gây thiếu Can xi. Vì vậy, lần sau, khi chiên, kho, xào hay nấu canh đậu hũ thì đừng cho thêm hành, bạn nhé!
- Đậu hũ kỵ mật ong. Đó là vì trong đậu hũ có chứa thạch cao – một chất rất kỵ mật ong. Vì vậy, nếu ăn cùng có thể gây trướng bụng, thậm chí tử vong.
- Đậu hũ kỵ rau chân vịt (cải bó xôi). Vì vậy, bạn không nên xào hay nấu canh hai loại này với nhau. Được biết, axit oxalic có trong cải bó xôi sẽ phản ứng với Can xi có trong đậu hũ, làm giảm đi lượng Can xi mà cơ thể có thể hấp thụ.
- Đậu hũ (tàu hũ) kỵ trứng gà. Nếu chế biến hai món này cùng nhau hoặc cùng ăn trong bữa ăn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất đạm của cơ thể.
- Đậu hũ (tàu hủ) kỵ đường nâu (đường cát vàng). Khi dùng chung sẽ tạo thành phản ứng hóa học và gây kết tủa có hại cho sức khỏe.
Ai không nên ăn đậu hũ (tàu hủ)?
Đậu hũ không hợp với những người sau đây:
- Người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân.
- Người hay ho khi thời tiết lạnh.
- Người bị bệnh gút, axit uric cao.
- Người hay bị khó tiêu, ăn không ngon, bụng yếu, hay tiêu chảy.
Đậu hũ (tàu hủ) hợp với gì? Nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Đậu hũ (tàu hũ) hợp với rất nhiều món như:
- Đậu hũ hợp với củ cải trắng. Kết hợp hai món này sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, người bị ho đờm nên ăn canh đậu hũ với củ cải trắng.
- Đậu hũ hợp với cải thìa. Kết hợp hai món này cùng nhau sẽ giúp giảm ho và điều hòa hơi thở. Không chỉ thế, dùng kết hợp hai món này thường xuyên còn giúp tăng cường miễn dịch.
- Đậu hũ hợp với bí ngòi. Kết hợp hai món này (kho, xào, nấu canh) sẽ giúp tăng cường miễn dịch và phòng bệnh cảm cúm.
- Đậu hũ hợp với hẹ. Kết hợp chúng cùng nhau sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa vận động tốt hơn và tăng cường trao đổi chất. Không chỉ thế, chế biến đậu hũ cùng hẹ còn giúp chân ấm, đầu mát, dễ ngủ, nhuận tràng.
- Đậu hũ hợp với củ gừng. Kết hợp hai món này trong các món canh, kho sẽ giúp giảm ho và tốt cho sức khỏe của phổi. Lưu ý người cao huyết áp không nên ăn củ gừng.
- Đậu hũ hợp với nấm mèo đen. Kết hợp 2 món này cùng nhau sẽ hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh tim mạch và bệnh về tuần hoàn máu não.
- Đậu hũ hợp với cải thảo. Vì vậy, bạn có thể xào hoặc nấu canh đậu hũ cùng cải thảo. Như thế, bạn sẽ vừa có món ăn ngon, vừa giúp cải thiện tình trạng bí tiểu, đau họng, táo bón, ho đờm…
- Đậu hũ hợp với nấm kim châm. Kết hợp hai thành phần này để nấu canh, chiên, xào… sẽ giúp bữa ăn thêm phong phú và toàn vẹn về dinh dưỡng. Không chỉ thế, kết hợp hai món này còn giúp tăng cường sức khỏe và tốt cho trí não. Lưu ý: Nấm kim châm phải chiên hoặc nấu canh thật chín rồi mới ăn. Nếu nấu chưa chín mà ăn thì sẽ bị ngộ độc, nôn mửa..
- Đậu hũ hợp với nấm đông cô (nấm hương). Chúng đều bổ dưỡng. Vì vậy, kết hợp cùng nhau sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng toàn diện, tăng cường sức khỏe, làm mát cơ thể, ích khí tiêu đờm. Không chỉ thế, đậu hũ kết hợp nấm hương còn tốt cho người bị cao huyết áp, mỡ máu cao và ung thư.
Ai nên ăn đậu hũ (tàu hủ)?
Đậu hũ hợp với những người có thể trạng sau đây:
- Người nóng trong người, miệng khô, ít nước bọt.
- Người bị táo bón, ăn uống không ngon.
- Người suy dinh dưỡng.
- Người bị hen suyễn, ho đờm.
- Phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa.
- Người bị thiếu máu, hay bị viêm nhiễm.
- Người suy nhược cơ thể.
- Người bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao.
- Người bị xơ vữa động mạch.
Đậu hũ (tàu hủ) có tác dụng gì? Lưu ý khi dùng
Đậu hũ là loại thực phẩm ít chất béo, có mức năng lượng khá thấp nên giúp giảm nguy cơ béo phì.
Không chỉ thế, đậu hũ còn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, cải thiện táo bón và thanh lọc ruột, dạ dày.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều vì sẽ gây trúng thực, dẫn đến nôn mửa, nhức đầu… (có người ăn 5 miếng cùng 1 lúc và đã bị trúng thực).
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn chỗ bán uy tín vì hiện nay, nhiều người đã dùng chất tẩy trắng để tạo ra những miếng đậu hũ trắng tinh.
Cuối cùng, bạn nên chọn những miếng còn tươi nóng, được bán trong ngày (không dùng loại đã có mùi ôi thiu, đổi màu, có chất nhờn…).
Tư liệu tham khảo
- Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống, NXB Phụ nữ.
Xem thêm: Đậu xanh kỵ gì?