• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Tác dụng của đậu trắng và tác hại của đậu trắng

Tác dụng của đậu trắng và tác hại của đậu trắng

30/09/2021 12/11/2022 Cây Hoa Lá

Đậu trắng là một trong những loại đậu thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy, bạn có biết tác dụng của đậu trắng là gì không?

Tác dụng của đậu trắng
Đậu trắng

Không chỉ có mặt trong nhiều món ăn ngon như chè đậu trắng, mứt đậu trắng, xôi đậu trắng…; loại đậu này còn là vị thuốc quý, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Chè đậu trắng
Chè đậu trắng

Nội dung chính ⇒

  • Đậu trắng có chứa các chất dinh dưỡng nào?
  • Tác dụng của đậu trắng
  • Lưu ý khi dùng đậu trắng làm thức ăn và phòng bệnh
  • Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh có dùng đậu trắng
      • 1. Nước 5 thứ đậu giúp thanh nhiệt và phòng trị đậu sởi
    • 2. Đậu ninh tỏi giúp hỗ trợ bệnh nhân tăng huyết áp 
    • 3. Chè đậu hạt sen giúp bổ thận, giảm đau lưng mỏi gối, điều trị viêm đại tràng, tiểu đêm và đi ngoài nhiều lần ở người già 
    • 4. Chè đậu điều trị tiểu đục, viêm loét bao tử (dạ dày) và nhức lưng do tỳ thận yếu 

Đậu trắng có chứa các chất dinh dưỡng nào?

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy trong đậu trắng có chứa chất đạm, chất xơ, chất béo; các khoáng chất (như Can xi, Sắt, Phốt pho) và các vitamin (như B1, B2, B3, B5, B6, B9 và vitamin C).

Không chỉ thế, đậu trắng còn cung cấp mức năng lượng phù hợp: 327 kcal/ 100 g đậu (với đậu trắng đã nấu chín thì 100 g cung cấp khoảng 170 kcal, đây là mức năng lượng vừa phải). Vì vậy, ăn đậu trắng giúp tăng cường sức khỏe và lấy lại năng lượng một cách lành mạnh.

Súp đậu trắng
Súp đậu trắng

Tác dụng của đậu trắng

Được biết, ăn đậu trắng với lượng vừa phải và chế biến đúng cách (nấu chín) sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Đậu trắng giúp giảm cân: Có được điều này là nhờ đậu trắng chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra hiệu quả hơn, tránh ứ đọng mỡ thừa và đồng thời cũng giúp người ăn có cảm giác no hơn.
  • Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Đậu trắng là một trong những loại hạt có chỉ số đường huyết thấp, hơn nữa, lượng chất xơ có trong đậu còn giúp làm chậm sự giải phóng đường vào máu, nhờ đó tránh được tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Với bệnh này thì khi chế biến không nên dùng đường (nếu muốn dùng thì chỉ dùng các loại đường có chỉ số đường huyết thấp hoặc loại đường chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường).
  • Giúp nhuận tràng, giảm táo bón: Chất xơ có trong đậu trắng không chỉ thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả mà còn giúp nhuận tràng, làm tăng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột và giúp giảm táo bón.
Mứt đậu trắng
Mứt đậu trắng
  • Làm chậm lão hóa: Đậu trắng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa chống oxy hóa và làm chậm lão hóa.
  • Tốt cho tim mạch: Được biết, ăn đậu trắng giúp giảm lượng mỡ xấu và tăng mỡ tốt cho cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạnh và các bệnh về tim mạch khác.
  • Tốt cho người cao huyết áp: Đậu trắng có chứa các thành phần giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
  • Tốt cho người thiếu máu: Đậu trắng chứa nhiều chất Sắt – khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Vì vậy, ăn đậu trắng được xem là cách bổ máu tự nhiên.
  • Giúp xương chắc khỏe: Đậu trắng chứa các khoáng chất cần thiết cho xương, giúp củng cố mật độ xương như Can xi (160 mg/ 100 g đậu trắng), Phốt pho (514 mg/ 100 g đậu trắng).
Chè đậu trắng
Chè đậu trắng

Lưu ý khi dùng đậu trắng làm thức ăn và phòng bệnh

  • Đậu trắng chỉ phát huy hiệu quả khi ăn với lượng vừa phải. Vì vậy, nếu dùng để bồi dưỡng cơ thể và phòng bệnh thì mỗi tuần, bạn chỉ cần ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 40 g đậu đã chế biến chín là được. Nhìn chung, đậu trắng là một loại thực phẩm giúp bổ trợ cơ thể phòng chống bệnh.
  • Các loại đậu nói chung đều bổ nên khó tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu…
  • Cần nấu chín kỹ trước khi ăn.
  • Nên ngâm đậu trắng trong nước từ 4 – 6 tiếng rồi mới nấu, như thế sẽ giúp đậu được tiêu hóa tốt hơn.

Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh có dùng đậu trắng

Đậu trắng còn được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như:

1. Nước 5 thứ đậu giúp thanh nhiệt và phòng trị đậu sởi

Bài thuốc này đã được dân gian dùng trong nhiều năm qua và cho thấy những hiệu quả đáng kể. Cách dùng như sau:

Lấy 50 g đậu trắng, 50 g đậu nành, 50 g đậu đen, 50 g đậu xanh và 50 g đậu đỏ, tất cả cho vào chảo, sao vàng (rang riêng từng loại) rồi cùng nấu lấy nước uống (nấu cho đến khi đậu chín mềm thì tắt và chắt lấy nước ấy để cả nhà cùng uống trong ngày, uống thay nước uống thông thường).

Thời gian uống: uống 3 ngày liên tiếp.

Đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành, đậu đen
Đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành, đậu đen

2. Đậu ninh tỏi giúp hỗ trợ bệnh nhân tăng huyết áp 

Lấy 100 g đậu trắng (rửa sạch) và 100 g củ tỏi (tỏi ta, bóc vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ) rồi nấu với 2 lít nước cho đến khi chín nhừ, nước sắp cạn thì chắt ép lấy nước ấy, uống hết lúc nước còn ấm (nên ăn luôn cả đậu và tỏi).

Thời lượng dùng: Uống và ăn trước bữa cơm 1 tiếng. Với bài thuốc này, mỗi tháng người bệnh chỉ dùng một lần (riêng với trường hợp nặng, huyết áp từ 180/100 trở lên thì có thể dùng hai lần.

3. Chè đậu hạt sen giúp bổ thận, giảm đau lưng mỏi gối, điều trị viêm đại tràng, tiểu đêm và đi ngoài nhiều lần ở người già 

Lấy 50 g đậu trắng, 50 g đậu đen (nên chọn đậu đen lòng xanh), 50 g hạt sen và 50 g đậu đỏ, tất cả nấu thành chè ăn.

4. Chè đậu điều trị tiểu đục, viêm loét bao tử (dạ dày) và nhức lưng do tỳ thận yếu 

Lấy 100 g đậu trắng, một ít gạo nếp (vừa đủ, khoảng 1 – 2 nắm), nấu thành chè rồi thêm nước cốt dừa, đường và một ít muối vào, ăn trong ngày (vừa đủ no là được).

Món chè này có tác dụng bổ tỳ, ích thận.

Xem thêm: Đậu đen lòng xanh chữa bệnh gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 112

Bài viết liên quan

Thuốc trị nám Mori, thông tin và thành phần
Mori trị nám có giúp giảm đau bụng kinh không?
Mori trị nám nội tiết
Thuốc trị nám Mori của lương y Nguyễn Công Đức, giá sỉ và lẻ
Làn da đẹp
Cách đo độ pH của da, sữa rửa mặt, xà phòng và hiểu đúng về độ pH của da

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bồi bổ/ da đẹp/ đau dạ dày/ giảm cân/ hạ huyết áp/ nhuận tràng/ táo bón/ thiếu máu/ tiểu đêm/ tiểu đường/ tim mạch/ viêm dạ dày/ xương khớp

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Tác dụng của đậu đen với bệnh tiểu đường – Ai không nên uống nước đậu đen?
Bài viết sau Cách sử dụng la hán quả? Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!