• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Góc trồng cây » Điểm danh 25 loại hoa lan có thể dùng làm thuốc

Điểm danh 25 loại hoa lan có thể dùng làm thuốc

03/08/2021 03/08/2021 Cây Hoa Lá

Hoa lan có rất nhiều loại với các màu sắc và dáng vẻ khác nhau; có loại không thơm, có loại thơm; có loại chỉ dùng làm cảnh và có loại vừa làm cảnh, vừa làm thuốc.

Đó là:

Nội dung chính ⇒

  • 1. Lan bạch hạc
  • 2. Lan bướm
  • 3. Lan cánh thuyền
  • 4. Lan cau lông mềm
  • 5. Lan cau tím
  • 6. Lan cò môi đỏ
  • 7. Lan cò môi nhỏ
  • 8. Cây lan cò răng
  • 9. Cây lan cò rìa lông
  • 10. Cây lan củ dây
  • 11. Cây lan cuốn chiếu
  • 12. Lan gấm đất cao
  • 13. Lan gấm đất lớn
  • 14. Lan giác bàn
  • 15. Lan giáng hương
  • 16. Lan hạc đính
  • 17. Lan hài đốm
  • 18. Lan huệ (loa kèn đỏ)
  • 19. Lan kiếm
  • 20. Lan kiều diễm
  • 21. Lan len rách
  • 22. Lan lô hội
  • 23. Lan san hô
  • 24. Lan tóc tiên
  • 25. Lan trúc
    • Lưu ý
  • Tư liệu tổng hợp

1. Lan bạch hạc

Lan bạch hạc còn được gọi là hạc đính trắng, có tên khoa học là Thunia alba.

Lan bạch hạc
Lan bạch hạc

Lan bạch hạc mọc phụ sinh trên đất hoặc trên cây gỗ, có hoa mọc thành chùm từ 5 – 10 cái (có khi đến 25 cái) và có màu trắng (thùy giữa đôi khi có màu vàng với sọc đỏ).

Theo y học cổ truyền, cả cây lan bạch hạc đều có vị ngọt, tính bình (có tư liệu ghi là tính mát) và được người Trung Quốc dùng làm thuốc điều trị viêm khí quản, viêm phổi, loét dạ dày…

2. Lan bướm

Lan bướm còn được gọi là bướm trắng hồng, có tên khoa học là Phalaenopsis wilsonii.

Lan bướm
Lan bướm

Loài lan này đặc biệt ở chỗ khó phân biệt thân của nó và khi cây có hoa thì chỉ có một lá. Hoa của cây có màu đỏ sẫm, mọc thành cụm trên một cán dài.

Ở Trung Quốc, toàn cây lan bướm đều được dùng điều trị nhức đầu và cảm mạo phát nhiệt.

3. Lan cánh thuyền

Lan cánh thuyền còn được gọi là lan tai dê hay tỏi tai dê cánh liềm, có tên khoa học là Liparis bootanensis.

Lan cánh thuyền
Lan cánh thuyền

Thân cây thuộc dạng giả hành, củ cũng hơi cao (từ 2 – 6 cm). Lá cây thon dài và hoa mọc thành cụm, có màu vàng sáp.

Được biết, toàn cây lan cánh thuyền đều có công dụng thanh nhiệt giải độc và bồi bổ khí huyết (nên được người Trung Quốc dùng điều trị lao phổi và lâm ba kết hạch (tức viêm hạch lymphô)).

4. Lan cau lông mềm

Lan cau lông mềm còn được gọi là cau diệp lông hay thổ bạch cập, có tên khoa học là Spathoglottis pubescens.

Lan cau lông mềm (thổ bạch cập)
Lan cau lông mềm (thổ bạch cập)

Cây lan cau lông mềm có thân giả hành, củ tròn tròn và to cỡ đầu ngón tay. Hoa của cây có màu vàng. Ở Trung Quốc, phần giả hành của cây (phình to như củ) được dùng điều trị ho và khạc ra máu.

5. Lan cau tím

Lan cau tím còn được gọi là chu đính lan hoặc cau diệp, có tên khoa học là Spathoglottis plicata.

Lan cau tím
Lan cau tím

Loài lan này có thể cao đến 1m, có nhiều lá mọc từ gốc và có hoa màu tím mọc thành chùm. Đặc biệt, chùm hoa có lá bắc và có 3 – 4 lá trông như vẩy.

Ở Malaysia, người dân dùng toàn cây lan cau tím để lấy nước chườm nóng, sau đó uống một hớp nhỏ để giúp giảm đau mỏi (tuy nhiên ngày nay không còn được dùng nữa).

6. Lan cò môi đỏ

Lan còn môi đỏ còn được gọi là cây thích hứng bù, có tên khoa học là Habenaria rhodocheila.

Lan cò môi đỏ
Lan cò môi đỏ

Cây cao dưới 30 cm, có hoa màu gạch tôm (hoặc vàng) và mọc thành cụm ngắn.

Ở Trung Quốc, rễ cây (dạng củ) được dùng điều trị ho.

7. Lan cò môi nhỏ

Lan cò môi nhỏ còn được gọi là cây hà biện môi nhỏ, có tên khoa học là Habenaria linguella.

Lan cò môi nhỏ
Lan cò môi nhỏ

Cây thuộc dạng địa lan và có thân rễ hơi tròn, lá dài theo thân và hoa có môi dài tạo thành hình chữ T.

Trong y học cổ truyền, cây lan cò môi nhỏ được dùng điều trị bán thân bất toại và phong hàn thấp tê (dùng thân rễ).

8. Cây lan cò răng

Lan cò răng có tên khoa học là Habenaria dentata, cao khoảng 60 cm trở xuống và có hoa màu trắng, to, rất đẹp.

Lan cò răng
Lan cò răng

Ở Trung Quốc, rễ củ và thân lá của cây được dùng làm thuốc điều trị thận hư gây đau lưng, đau dạ dày, viêm tinh hoàn và lao phổi.

9. Cây lan cò rìa lông

Cây lan cò rìa lông còn được gọi là hà biện rìa lông, có tên khoa học là Habenaria ciliolaris.

Lan cò rìa lông
Lan cò rìa lông

Hoa của cây mọc thành chùm, cao và có từ 6 – 10 hoa màu trắng.

Trong Đông Y, thân rễ của cây được dùng điều trị sản hậu huyết hư (ở Trung Quốc).

10. Cây lan củ dây

Lan củ dây còn được gọi là cau diệp xinh, lan lọng…, có tên khoa học Bulbophyllum concinnum.

Lan củ dây
Lan củ dây

Cây thuộc loại sống bám và có thân rễ kéo dài thành dây. Ở mỗi đoạn thân rễ của cây, có một gốc lá phình to thành củ và có một lá nhỏ, rộng khoảng 1 cm. Hoa của cây mọc thành cụm hình tán gồm 4 hoa nhỏ, mép màu cam.

Được biết, toàn cây lan củ dây có thể dùng làm thuốc điều trị phổi kết hạch, đau họng và viêm phế quản.

11. Cây lan cuốn chiếu

Lan cuốn chiếu còn được gọi là bàn long sâm, có tên khoa học là Spiranthes sinensis, là loại địa lan có rễ củ mập, mọc thành chùm.

Lan cuốn chiếu
Lan cuốn chiếu

Hoa của cây cũng mọc thành chùm theo kiểu xoắn ốc, có màu hồng hoặc trắng, đỏ.

Lan cuốn chiếu (bàn long sâm)
Lan cuốn chiếu (bàn long sâm)

Rễ củ của cây (hoặc toàn cây) lan cuốn chiếu được thu hái rồi phơi khô làm thuốc với các công dụng sau:

  • Kháng sinh, cầm máu.
  • Thanh nhiệt, mát máu.
  • Điều trị thổ huyết, ho.
  • Điều trị viêm amidan và viêm họng.
  • Điều trị suy nhược thần kinh.
  • Dưỡng âm sinh tân.
  • Bồi bổ cho người gầy yếu (tư bổ cường tráng).

Cách dùng: Lấy 10 – 15 g rễ củ (hoặc toàn cây), nấu lấy nước uống trong ngày.

Lan cuốn chiếu (bàn long sâm)
Rễ củ lan cuốn chiếu (bàn long sâm)

Ngoài da: Lan cuốn chiếu còn được dùng ngoài da khi bị bỏng lửa, viêm mủ da (bằng cách giã nát cây tươi rồi đắp lên).

12. Lan gấm đất cao

Lan gấm đất cao có tên khoa học là Goodyera procera, là loại địa lan có lá mọc đến giữa thân thì ngưng.

Lan gấm đất cao
Lan gấm đất cao

Hoa của cây mọc thành cụm với các hoa mọc dày đặc.

Ở Trung Quốc, toàn cây lan gấm đất cao được dùng làm thuốc điều trị viêm nhánh khí quản và đau dạ dày.

13. Lan gấm đất lớn

Lan gấm đất lớn có tên khoa học là Goodyera schlechtendaliana.

Lan gấm đất lớn
Lan gấm đất lớn

Đây là loại địa lan có thân bò nằm ngang rồi sau đó thẳng đứng, mặt trên lá có sọc trắng, mặt dưới có màu đỏ.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây lan gấm đất lớn được dùng làm thuốc điều trị viêm khí quản, tràng nhạc và đau buốt xương khớp (sắc uống từ 1 – 2 lạng tươi mỗi ngày).

14. Lan giác bàn

Lan giác bàn có tên khoa học là Herminium lanceum, là loại địa lan có hoa màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm với rất nhiều hoa.

Lan giác bàn
Lan giác bàn

Ở Trung Quốc, toàn cây lan giác bàn được dùng làm thuốc điều trị suy nhược thần kinh, ói ra máu và lao phổi.

15. Lan giáng hương

Lan giáng hương còn được gọi là giáng xuân, có tên khoa học là Aerides falcata.

Lan giáng hương
Lan giáng hương

Loại này có hoa màu trắng với một đốm tía ở đầu hoa, môi hoa có hai thùy bên màu tím, hoa mọc thành cụm và thòng xuống.

Ở Campuchia, lá cây được dùng làm thuốc điều trị nhọt trong tai bằng cách hơ nóng, xay nát rồi ép lấy nước, để nguội rồi nhỏ vào lỗ tai.

16. Lan hạc đính

Lan hạc đính có tên khoa học là Phaius tankervillae và là loài có củ.

Lan hạc đính
Lan hạc đính

Hoa của cây có màu trắng ở mặt ngoài, nâu ở mặt trong và môi hoa màu đỏ, có sọc vàng.

Ở Trung Quốc, thân củ của cây lan hạc đính được dùng làm thuốc điều trị khạc ra máu và ho đờm.

17. Lan hài đốm

Lan hài đốm còn được gọi là cây mỏ giày, có tên khoa học là Paphiopedilum concolor.

Lan hài đốm
Lan hài đốm

Hoa của cây có màu vàng tươi và có đốm nhỏ, cánh hoa có rìa lông đen.

Ở Trung Quốc, toàn cây lan hài đốm được dùng làm thuốc điều trị lách sưng to, tránh thai và điều trị lao phổi, ho ra máu.

18. Lan huệ (loa kèn đỏ)

Cây lan huệ (hay còn gọi là loa kèn đỏ) có tên khoa học là Hippeastrum puniceum.

Lan huệ
Lan huệ

Cây có củ to tròn màu tím và có hoa màu đỏ, rất to. Theo kinh nghiệm dân gian, phần thân giả hành (củ) của cây có tác dụng cầm máu (bằng cách giã nát, đắp lên).

19. Lan kiếm

Lan kiếm còn được gọi là lan thanh ngọc, hoa lan tàu, đoản kiếm nâu, đai giáp…, có tên khoa học là Cymbidium ensifolium.

Lan kiếm
Lan kiếm

Cây có lá hình dải và có hoa màu vàng xanh (có tâm nâu và chấm đỏ). Trong nhân gian, hoa của cây được biết đến với tác dụng làm sáng mắt (hái hoa nấu nước, để nguội rồi rửa mắt).

Lá cây lan kiếm được dùng làm thuốc lợi tiểu, rễ cây được dùng điều trị ho, bệnh lậu, thổ huyết và huyết băng.

20. Lan kiều diễm

Lan kiều diễm còn được gọi là độc toán lan, có tên khoa học là Pleiane bulbocodioides.

Lan kiều diễm (độc toán lan)
Lan kiều diễm (độc toán lan)

Hoa của cây mọc đơn lẻ trên một trục hoa dài, có màu hồng phấn hoặc tím nhạt.

Được biết, ở Trung Quốc, phần thân giả hành của cây (phình to) được dùng cùng các vị thuốc khác để điều trị côn trùng cắn và mụn nhọt sưng lở.

21. Lan len rách

Lan len rách (còn được gọi là nỉ lan tả tơi), có tên khoa học là Eria pannea.

Lan len rách
Lan len rách

Loài này có thân rễ to và có hoa màu hoa vàng nghệ, hơi xám, cánh môi màu đỏ đậm.

Ở Ấn Độ, cây này được nấu lấy nước để nguội rồi xoa tắm khi lên cơn sốt rét.

22. Lan lô hội

Lan lô hội còn được gọi là đoản kiếm lô hội, có tên khoa học là Cymbidium aloifolium.

Lan lô hội
Lan lô hội

Hoa của cây mọc thành chùm thưa, chùm dài từ 1 – 2 m, phiến hoa có màu đỏ nâu, môi hoa màu trắng và có đốm hồng.

Ở Quảng Ninh, lá cây lan lô hội được dùng để bó đắp khi bị gãy tay chân hoặc đau gân, trật khớp, sưng khớp (bằng cách giã nát rồi pha thêm chút rượu, đắp lên).

23. Lan san hô

Lan san hô còn được gọi là cây kim thoa, có tên khoa học là Luisia morsei.

Lan san hô
Lan san hô

Đây là loại lan bì sinh và có lá hình trụ nhọn. Hoa của cây mọc thành chùm, có màu xanh lục và có cánh môi màu tím đen. Cây được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc.

24. Lan tóc tiên

Lan tóc tiên có tên khoa học là Holcoglossum amesianum, là loại có thân to và rễ khí sinh.

Lan tóc tiên
Lan tóc tiên

Hoa của cây to và có mùi thơm dịu, phiến hoa màu trắng, môi hoa màu tím.

Ở Trung Quốc, toàn cây lan tóc tiên được dùng điều trị viêm bàng quang, phong thấp, amidan và sốt rét.

25. Lan trúc

Cây lan trúc có tên khoa học là Arundina graminifolia.

Lan trúc
Lan trúc

Đây là loại lan địa sinh, có hoa màu trắng hoặc hồng.

Theo y học cổ truyền, toàn cây lan trúc được dùng chữa vàng da do viêm gan, các bệnh về tiết niệu cũng như đau thấp khớp (mỗi ngày sắc uống từ 10 – 15 g). Ngoài ra, với trường hợp viêm mủ da hay mụn nhọt, dân gian cũng dùng cây tươi giã nát, đắp lên.

Lưu ý

Các bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.

Tư liệu tổng hợp

  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 1278.

Xem thêm: Hoa mơ có tác dụng gì?

 

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 126

Bài viết liên quan

Hoa hương thảo
Tác dụng và tác hại của cây hương thảo, cây hương thảo mua ở đâu?
Hoa hướng dương
Tác dụng của hạt hướng dương và hoa hướng dương
Hoa mộc hương (quế hoa)
Hoa mộc hương có tác dụng gì? Rượu quế hoa có tác dụng gì?l

Chuyên mục: Góc trồng cây Thẻ: hoa đẹp

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? Tác hại của hoa tam thất
Bài viết sau Cây cỏ xước (ngưu tất Nam) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!