Trong quá trình tìm đường giải thoát, Đức Phật Thích Ca đã đi theo con đường Sa môn.
Nghĩa là ngài không được đòi hỏi thức ăn.
Thậm chí, ngài không đi về phía có thức ăn mà chỉ đi về phía trước.
Vì vậy, cơ thể ngài bị suy nhược và tổn hại nặng nề.
Ngài chỉ còn da bọc xương, bởi vì, nếu trước mặt ngài không có thức ăn, ngài sẽ không ăn.
Một ngày nọ, ngài đến bờ sông Ni Liên Thiền.
Đây là một dòng sông nhỏ và cạn, nước chỉ cao hơn đầu gối nhưng nước chảy xiết.
Ngài cố gắng qua sông nhưng đi tới giữa dòng thì không đi nổi nữa (vì ngài đã không còn chút sinh lực nào).
Giữa dòng có một nhành cây khô, ngài nắm lấy nó.
Chúng ta không biết ngài đã đứng ở đó bao lâu.
Bởi vì trong trạng thái suy kiệt, không thể đứng vững, thời gian dường như rất dài.
Cỏ thể chỉ vài phút, cũng có thể là vài giờ.
Nhưng trong trải nghiệm của ngài, đó là một khoảng thời gian rất dài.
Ngài cứ đứng bám trụ ở đó, không đi nổi nữa nhưng ngài cũng không phải là người dễ dàng bỏ cuộc.
Nhưng rồi ngài bỗng nhận ra vấn đề là: ngài đang cố gắng để được giác ngộ.
Lẽ ra nên để cho sự giác ngộ dẫn dắt ngài thì giờ đây, ngài lại đang theo đuổi nó.
Ngài đang cố giác ngộ một thứ không có giới hạn, không có biên giới.
Thế rồi, ngài bắt đầu trở nên trống rỗng.
Bỗng nhiên, ngài bắt đầu có sức lực để tiếp tục lội qua sông.
Ngài đến gốc cây bồ đề và ngồi xuống.
Ngài ngồi đó và quyết định: Ta sẽ ngồi đây và ta sẽ trở thành một phần của nó hoặc là ta sẽ chết tại đây.
Ngài cứ ngồi ở đó như thế.
Mảnh trăng rằm lên cao và ngài đạt được cảnh giới viên mãn bên trong chính mình.
Và ngài ngồi đó trong trạng thái vui sướng, ngất ngây.
– Sadhguru –