• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Trà cỏ ngọt có tác dụng gì, đường cỏ ngọt có tốt không?

Trà cỏ ngọt có tác dụng gì, đường cỏ ngọt có tốt không?

05/10/2021 12/11/2022 Cây Hoa Lá

Người bị tiểu đường thường thèm ngọt nhưng nếu ăn bánh kẹo hoặc các thức ăn chứa nhiều đường thì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (như rau tươi) và nếu muốn dùng đường để nêm nếm, pha nước uống hằng ngày thì nên dùng đường cỏ ngọt hoặc các loại đường chuyên biệt, dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.

Đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt

Nội dung chính ⇒

  • Đường cỏ ngọt là đường gì, được làm từ gì?
  • Đường cỏ ngọt có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?
  • Trà cỏ ngọt có tác dụng gì?
  • Cây cỏ ngọt có tên khoa học, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?
  • Tư liệu tham khảo

Đường cỏ ngọt là đường gì, được làm từ gì?

Đường cỏ ngọt được sản xuất bằng cách chiết xuất chất steviozit (một loại glucozit) từ lá cỏ ngọt. Được biết, lá cỏ ngọt cho chất lượng cao nhất là khi cây sắp ra hoa (giai đoạn hình thành nụ).

Đường cỏ ngọt có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?

Đường cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên mà chất làm nên vị ngọt ấy không phải là đường. Vì vậy, người bị tiểu đường có thể thưởng thức vị ngọt từ đường này mà không sợ tăng đường huyết.

Được biết, chất cơ bản làm nên vị ngọt của cây cỏ ngọt là steviozit (sau khi thủy phân sẽ cho ra các phân tử, trong đó có steviol với độ ngọt gấp 300 lần saccaroza).

Bên cạnh đó, đường cỏ ngọt còn ít năng lượng, không gây tăng cân và không độc hại.

Vì vậy, người bị tiểu đường có kèm béo phì có thể an tâm dùng đường này để thay thế cho đường cát tinh luyện (cách dùng cũng như đường thông thường).

Đường cỏ ngọt
Đường cỏ ngọt

Hiện nay, giá của đường cỏ ngọt được xem là khá cao so với các loại đường khác. Tuy nhiên, độ ngọt của nó lại cao hơn và người bị tiểu đường vốn dĩ cũng không nên dùng nhiều đường (chỉ dùng khi thấy thèm ngọt).

Thông tin thêm: Nếu xét về đường thô, được sản xuất từ thực vật thì đường dừa (mật hoa dừa) cũng có chỉ số đường huyết thấp (GI=35), đường thốt nốt cũng khá thấp (GI=42). Giá của 2 loại này thì thấp hơn nhưng so về hiệu quả thì đường cỏ ngọt vẫn là lựa chọn tối ưu hơn (vì đường cỏ ngọt hầu như không làm tăng đường huyết).

Trà cỏ ngọt có tác dụng gì?

Từ thế kỷ 20, người dân Paraguay đã dùng cỏ ngọt làm trà, sau đó, cỏ ngọt được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta, lá cỏ ngọt được thu hái rồi phơi khô để làm chất tạo ngọt cho trà túi lọc, trà thảo dược, làm bánh kẹo, nước giải khát… cho bệnh nhân tiểu đường.

Lá cỏ ngọt khô
Lá cỏ ngọt khô

Không chỉ thế, các phụ nữ Mỹ trước đây còn dùng cỏ ngọt như một vị thuốc tránh thai vì steviol có trong cỏ ngọt là chất chống nội tiết tố yếu. Vì vậy, những chị em đang có ý định mang thai thì không nên dùng nhé!

Ngoài ra, trà cỏ ngọt còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ bệnh nhân cao huyết áp (giúp lợi tiểu, bớt nhức đầu, ổn định huyết áp và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn).

Lưu ý:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ ngọt làm thuốc.
  • Không nên lạm dụng trà cỏ ngọt (cũng như đường cỏ ngọt). Bất kỳ một loại thực phẩm – dược liệu nào, dù là lành tính nhưng nếu lạm dụng thì cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Cây cỏ ngọt có tên khoa học, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana.

Trong tiếng Anh, cỏ ngọt được gọi là candyleaf, sweetleaf hoặc sugarleaf.

Trong tiếng Trung, cỏ ngọt được gọi là 甜菊 (điềm cúc, [tián jú]).

Xem thêm: Cỏ ngọt – chất tạo ngọt an toàn cho bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường)

Tư liệu tham khảo

  1. Cỏ ngọt, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_ng%E1%BB%8Dt
  2. Thanh Huyền, Chữa bệnh bằng cây thuốc Nam quanh nhà, Nxb Hồng Đức.
  3. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1.
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 110

Bài viết liên quan

Đường phèn
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phên là đường gì, có công dụng gì
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?
Các loại đường, đường đen là gì
Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: tiểu đường

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Cỏ ngọt có tác dụng gì? Bị tiểu đường dùng cỏ ngọt được không?
Bài viết sau Những điều cấm kỵ khi chơi cổ cầm (lục kỵ, thất bất đàn) »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!