Đường phèn liệu có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Dân gian hay nói “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Vậy nên, người ta thích làm rượu trái cây bằng đường phèn, nấu chè, nấu sâm bằng đường phèn, chưng tắc chưng lê… làm thuốc cũng dùng đường phèn.

Vâng, đường phèn có tính mát. Nghĩa là: khi bạn ăn đường phèn thì bạn không cảm thấy nóng trong người. Với đường cát thì khác: bạn chỉ ăn một chút là đã thấy nóng trong người, có khi còn thở ra hơi nóng. Kinh nghiệm dân gian là vậy.
Lưu ý: Loại đường phèn được nói đến trong bài viết này là loại có màu trắng trong suốt, khác với loại đường phèn mật mía có màu vàng nâu.
Đường phèn có tốt không?
Đường phèn có tính mát – đây là điều đầu tiên cần thừa nhận. Vì vậy, Đông y hay dùng đường phèn trong các thang thuốc.
Tuy nhiên, đường phèn không tốt như nhiều người vẫn nghĩ (mặc dù so với đường cát thì nó tốt hơn).
Vì sao?
Thứ nhất, đường phèn được làm từ đường cát, pha loãng với một ít vôi, trứng gà…, đem nấu lên rồi kết tinh để có vị dịu ngọt, tính mát (bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm đường phèn từ google).

Vậy nên, bản chất của đường phèn không khác đường cát: đều là đường saccarozo.
Thứ hai, đường phèn và đường cát đều là loại đường đã được tinh luyện, đã được tẩy màu, tẩy mùi, tách lọc… để đạt đến độ tinh khiết gần như tuyệt đối. Nghĩa là: thành phần của nó chỉ còn có đường (không có chất đạm, vitamin và khoáng chất… như đường mía thô, đường dừa, đường thốt nốt).
Bạn biết đấy, ở nước ta, đường cát chủ yếu được làm từ cây mía. Đem mía đi ép lấy nước, sau đó nấu lên, cô đặc. Nếu dừng ở bước này thì ta có mật mía hoặc đường mía. Nếu đem đi kết tinh và tinh chế (tẩy màu, tẩy mùi…) thì sẽ cho ra đường cát trắng mà chúng ta hay dùng hàng ngày.

Vậy nên, đường mía thô (mật mía) sẽ giàu dinh dưỡng hơn, bổ hơn và ít độc hại hơn. Tuy nhiên, chúng lại có màu nâu và có mùi vị đặc trưng của mía nên khó nêm nếm trong các món canh, lẩu (còn nấu chè, làm bánh, kho cá, xào đồ ăn thì lại thơm ngon tuyệt vời).
Ngược lại, đường cát và đường phèn nghèo dinh dưỡng, nói trắng ra là chúng chẳng có gì ngoài chất đường. Tuy nhiên, chúng lại trắng tinh, không có mùi riêng nên dễ nêm nếm.
Thứ ba, nhiều người tưởng đường phèn ít ngọt hơn đường cát nên nêm nếm nhiều lên. Thật ra, chúng có vị ngọt như nhau. Độ ngọt của chúng đều là 1. Chỉ là, khi bạn ăn đường phèn thì tinh thể của nó to hơn, tan chậm hơn nên bạn có cảm giác đường phèn ít ngọt hơn (hoặc ngọt thanh hơn). Hãy làm thí nghiệm nhỏ này: nghiền nát đường phèn và đường cát rồi nếm thử, bạn sẽ thấy chúng ngọt bằng nhau.

Thứ tư, đường phèn vẫn có thể gây tăng cân và tăng đường huyết vì bản chất của nó vẫn là đường, vẫn sinh năng lượng.
Được biết, 100 g đường phèn sẽ bổ sung khoảng 383 calo, bằng với đường thốt nốt (và thấp hơn đường cát – 100 g đường cát cung cấp đến 970 calo).
Trong khi đó, mỗi ngày chúng ta chỉ cần khoảng 2000 calo (từ thức ăn và thức uống).
Hơn nữa, WHO khuyến nghị chúng ta không nên ăn quá 25 g đường mỗi ngày (kể cả đường trong thực phẩm). Hiện nay, chúng ta hầu như đều đã ăn vượt mức này.
Vậy nên, ăn đường cát sẽ hại nhiều hơn lợi.
Ngoài ra, theo các chuyên gia nghiên cứu thì dư thừa đường sẽ dễ dẫn đến béo phì, tim mạch, rụng tóc, mờ mắt, máu nhiễm mỡ, đường huyết cao, viêm nhiễm, mụn nhọt… Hiển nhiên, không phải ai ăn nhiều đường cũng bị như vậy, nhưng thường là vậy.
Đường phèn và đường thốt nốt, loại nào tốt hơn?
Câu trả lời là: tùy theo nhu cầu của bạn.
Nếu bạn muốn ăn loại đường mang lại cảm giác mát, không bị nóng trong người thì bạn có thể chọn đường phèn. Tuy nhiên, trong đường phèn thì chỉ có đường, không có các vitamin và khoáng chất (thứ mà cơ thể cũng rất cần).
Ngược lại, nếu bạn muốn ăn loại đường mà trong đó còn chứa một ít đạm, béo, vitamin và khoáng chất… thì bạn có thể chọn đường thốt nốt. Đường thốt nốt bổ béo là vì vậy.

Hoặc bạn cũng có thể ăn đường mía thô (đường phên), đường đen, đường đỏ, mật mía… vì chúng là dạng đường thô, chưa qua tinh chế nên vẫn còn nhiều dưỡng chất.
Đặt mua đường mía thô tại:
Zalo: 0325867255.
Facebook: https://m.facebook.com/duongphenmatmiaduongmiatho
Ngày nay, trên thị trường còn có đường nâu (đường cát vàng). Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đường nâu bây giờ đa phần đều được làm bằng cách lấy đường cát rồi nhuộm mật mía cho có màu vàng vàng nâu nâu. Nó không phải là đường nâu lấy từ lò đường như ngày xưa nữa.
Đặt mua đường thốt nốt nguyên chất tại:
Facebook: Đường thốt nốt nguyên chất
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325867255
Người bị tiểu đường nên ăn đường gì?
Người bị tiểu đường tốt nhất là không nên ăn đường. Tuy nhiên, điều này là không thể vì người bị tiểu đường thường hay thèm ngọt.
Vậy nên, giải pháp tốt nhất là ăn các loại rau củ quả có vị ngọt… để giải quyết cơn thèm ngọt (hạn chế mít, nhãn, sầu riêng, chôm chôm… vì chúng chứa nhiều đường, dễ gây nóng).
Nếu cần dùng đường để pha nước uống, nêm nếm… thì nên dùng đường cỏ ngọt (vì đường này không làm tăng đường huyết và hầu như không có tác dụng phụ).
Nếu đường cỏ ngọt mắc quá, khó dùng thì nên dùng các loại đường thô, ví dụ:
– Đường dừa: massage và cắt bông dừa, hứng nước rỉ ra, đem nấu thành đường.
– Đường thốt nốt: cắt bông, hứng nước rỉ ra, đem nấu thành đường.
Vì sao?
Vì chỉ số đường huyết của đường mía khá cao: từ 58 – 82.
Trong khi đó, chỉ số đường huyết của đường thốt nốt thấp hơn, chỉ vào khoảng 42, chỉ số đường huyết của đường dừa thì chỉ vào khoảng 35 (nên ít làm tăng đường huyết sau ăn hơn – nhưng vẫn tăng nếu ăn nhiều nhé!).
Cần nhắc lại một lần nữa: chỉ có đường có sẵn trong rau củ trái cây mới thân thiện với sức khỏe con người. Và những người bị tiểu đường thì nên ăn nhiều rau xanh vì hầu hết các loại rau xanh đều giúp hạ đường huyết. Ví dụ như mình, người viết bài này, bị nghiện rau xanh, vì vậy, đường huyết của mình luôn thấp đến nỗi hở chút là tụt đường huyết, chóng mặt xây xẩm. Và tụt đường huyết thì cũng có hại cho sức khỏe vì cơ thể chúng ta luôn cần một lượng nhỏ đường để cân bằng.
***
Vậy nên, ăn quá nhiều đường là sai nhưng bài trừ đường thì lại càng sai.
Chỉ là: giữa các loại đường thì chúng ta nên chọn đường tự nhiên (từ rau củ trái cây), nêm nếm thì nên chọn đường thô hoặc đường cỏ ngọt.
Không nên lạm dụng đường.
Và hạn chế dùng đường tinh luyện (đường cát) vì nó rất có hại.
Bạn có nghe đến cụm từ “cái chết trắng” chưa? Nó được dùng để nói về đường cát đấy!