Thế hệ trẻ ngày nay ít biết đến đường phên nhưng thế hệ trước thì rất nhiều người biết. Đây là loại đường mà con nít hồi xưa rất thích ăn (vì chưa có nhiều quà bánh như bây giờ).

Nội dung chính ⇒
Đường phên là gì? Đường mía thô là gì?
Đường phên cũng chính là đường mía thô, là loại đường được nấu từ nước mía, cô đặc rồi đổ vào khuôn.
Đường phên có mùi vị thơm ngon, có hương thơm gần giống la hán quả (trong thuốc Bắc). Tuy nhiên, nó dễ ăn hơn la hán quả vì hương thơm của nó đặc biệt hơn.
Đường phên có tác dụng gì, có tốt không? So sánh đường phên (đường mía thô) và đường thốt nốt
Đường phên (đường mía thô) và đường thốt nốt đều là đường thô, chưa qua tinh chế như đường cát trắng. Vì vậy, cả hai loại đường này đều còn màu sắc và hương thơm tự nhiên.


Về hương thơm thì đường mía thô thơm đậm hơn đường thốt nốt, hương thơm ngọt sâu. Đường thốt nốt thì thơm nồng nhưng hương thơm theo kiểu ngọt béo. Khi ăn, bạn cũng dễ dàng nhận thấy đường thốt nốt béo hơn đường thô. Vì vậy, nhiều người ăn đường thốt nốt thì bị ngán vì nó hơi béo (do còn chất đạm, chất béo), còn ăn đường mía thô (đường phên) thì thấy bình thường.
Về công dụng, cả hai loại đường này đều có thành phần chính là đường saccarozo, ngoài ra, vì chưa tinh chế nên chúng còn một ít vitamin và khoáng chất. Vì vậy, dùng hai loại đường này để kho cá, nấu cháo, nấu chè, làm bánh trôi nước, bánh bò… thì vừa bổ vừa ngon. Riêng đường thốt nốt thì người dân Nam Bộ còn dùng để làm mắm. Mắm làm bằng đường thốt nốt rất ngon.
Về vấn đề làm tăng đường huyết sau ăn thì đường thốt nốt có chỉ số đường huyết thấp hơn đường mía (GI của đường thốt nốt chỉ khoảng 42 trong khi GI của đường mía là 58 – 82). Vì vậy, đường thốt nốt ít làm tăng đường huyết hơn hơn đường mía (đường mía là loại đường chủ yếu được đem đi tinh chế để làm đường cát).
Thông tin đặt mua đường thốt nốt:
Facebook Đường thốt nốt nguyên chất, https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325867255.
Đường phên mua ở đâu?
Bạn có thể mua đường phên tại các lò đường hoặc mua online. Hiện nay, giá đường phên (đường mía thô) bán lẻ dao động từ 35 – 50 ngàn/ kg.
Đường phên làm bánh trôi mua ở đâu?
Hiện bên mình có bán đường phên, xuất xứ huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An.
Giá bán lẻ 1 kg đường phên Nghệ An là 40 k, phí ship là 28 k (ship hàng toàn quốc). Nếu bạn mua 10 kg trở lên thì sẽ được để giá sỉ là 32 k/ kg (phí ship tùy theo địa chỉ ạ). Đường phên dùng nêm nếm trong các món chè, món kho, sữa hạt, làm bánh…
Hiện tại, bên mình cũng có bán mật mía (là dạng chảy). Mật mía có mùi hương riêng, khác mùi đường, nếu ngửi thì sẽ thấy nó giống mùi nước màu hoặc mùi tương hột nhưng ăn thì sẽ thấy nó có mùi nước mía cô đặc ạ. Mật mía này mình dùng kho cá, làm bánh trôi, kẹo lạc… hoặc nêm nếm trong các món xào ạ. Giá bán lẻ mật mía là 50 k/ chai 1 lít ạ.
Thông tin mua hàng:
Zalo: 0325867255.
Facebook: https://m.facebook.com/duongphenmatmiaduongmiatho

Đường phên Nghệ An
Vâng, đường phên Nghệ An nổi tiếng từ nhiều đời này. Đường được làm thủ công, có màu nâu đậm và hương thơm đặc trưng, không quá gắt.
Đường phên có tốt không?
Đường phên tốt hơn đường cát, đường phèn và các loại đường tinh luyện khác. Đó là vì nó là dạng đường thô, nguyên sơ, chỉ từ nước mía nấu đặc mà thành, không qua tinh chế. Vì chưa tinh chế (chưa khử màu, khử mùi, tách lọc…) nên đường hoàn toàn tự nhiên và ngoài thành phần đường thì còn các vitamin và khoáng chất.
Vì vậy, khi bạn dùng đường phên để nêm nếm thức ăn thì các món ăn ngon hơn, giàu giá trị dinh dưỡng hơn rất nhiều.
Nhìn chung, đường phên bổ và ít độc hại hơn đường tinh luyện. Hiển nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thì bạn sẽ bị tăng đường huyết, nóng trong người… như đường cát vậy (vì bản chất của nó vẫn là đường).
Ngày nay, ai ai cũng sợ đường cát vì nó là loại đường cung cấp năng lượng “rỗng”, nghĩa là calo của nó chỉ đến từ đường và ngoài đường ra thì nó hầu như không còn chất gì nữa. Trong khi đó, cơ thể chúng ta không cần quá nhiều đường. Theo WHO thì mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 25 g đường mỗi ngày. Và chúng ta hiện nay hầu như đều đã ăn vượt mức này.
Xem thêm: Tất tần tật về các loại đường, đường thô và đường tinh luyện