Nhiều người thắc mắc: đường thốt nốt được lấy từ đâu? Từ bộ phận nào của cây thốt nốt và nó có tác dụng gì?
Nội dung chính ⇒
Cây thốt nốt là cây gì?
Cây thốt nốt cao như cây dừa, là loài cây đặc trưng của Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) và có nguồn gốc từ Campuchia.
Hiện nay, cây thốt nốt được trồng nhiều nhất ở An Giang, nhất là các vùng giáp ranh Campuchia.
Được biết, nghề nấu đường thốt nốt từ nhiều năm qua đã trở thành nghề truyền thống của nhiều hộ dân Tây Nam Bộ và đường thốt nốt cũng đã nổi tiếng trên thị trường trong nước (và cả quốc tế).
Tuy nhiên, hiện nay, khó có thể mua được đường thốt nốt tự nhiên, nguyên chất vì đa phần, các nhà nấu đường thường trộn thêm các loại đường khác hoặc dùng bột tẩy khi lấy nước chiết. Bột tẩy này vẫn chưa được kiểm định về chất lượng nhưng vì giá rẻ, tiện dụng nên nhiều người dùng.
Đường thốt nốt được lấy từ đâu?
Được biết, để có một mẻ đường thốt nốt nguyên chất thì từ chiều tối hôm trước, những người nấu đường đã phải trèo lên cây thốt nốt để cắt cuống hoa cho nước chiết chảy ra và dùng một cái can nhựa treo cố định để hứng nước chiết.
Nước này là dịch mật, rất ngọt và thơm, chảy rỉ suốt đêm nhưng lại dễ bị lên men tự nhiên (thiu, hôi chua). Vì vậy, để nước này không bị chua trước khi đem xuống nấu thì những người nấu đường phải bỏ vào vài lát gỗ sến đỏ – loại gỗ này có tác dụng làm chậm sự lên men của nước chiết.
Tuy nhiên, vì gỗ sến khó mua nên nhiều nhà nấu đường đã dùng bột tẩy cho tiện lợi (dù độ an toàn của bột tẩy này vẫn chưa được đảm bảo).
Sáng hôm sau, khi nước chiết đã rỉ ra đầy can nhựa thì những người nấu đường sẽ trèo lên để lấy xuống, lược qua một miếng vải cho sạch (vì trong đêm sẽ có hoa rụng hoặc những con ong hút mật bay rớt vào). Sau đó, nước này được đổ vào các chảo lớn, nồi lớn để nấu, khuấy, thắng cho cô đặc thành đường. Để đường mịn hơn, màu sáng hơn thì sau khi nấu xong, người ta sẽ cho vào máy khuấy để đánh cho đường mịn nhuyễn, sau đó mới đổ ra keo (các keo này được đặt trong thau nước lạnh cho đường mau nguội).
Công dụng và cách dùng đường thốt nốt
Đường thốt nốt được dùng để làm gia vị tương tự như đường cát và vì chỉ số đường huyết của nó thấp (chỉ khoảng 42) nên nó ít làm tăng đường huyết.
Bên cạnh đó, đường thốt nốt thường được dùng trong nhiều trường hợp như:
- Pha cà phê, nước cam, nước tắc…
- Nấu sâm bổ lượng, nấu chè đậu xanh, chè trôi nước…
- Xào, kho cá, kho đậu bắp…
- Làm bánh: bánh bò, bánh tai yến, bánh canh…
- Ăn với cơm…
Được biết, đường thốt nốt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp ăn uống ngon miệng.
Đường thốt nốt loại nào tốt, chất lượng?
Thông thường, đường thốt nốt nguyên chất sẽ hơi mềm chứ không cứng ngắc như đường thẻ (dạng viên hình trụ tròn) ngoài chợ hay bán, vì vậy, nó thường được đựng trong keo (vì không đủ cứng để đổ thành dạng cục, viên). Thật ra, nếu nấu lâu hơn thì đường cũng sẽ đặc cứng, tuy nhiên, màu của nó rất đậm và mùi thơm không tươi, vì vậy, thường thì chúng em ít đổ loại màu đậm (trừ khi nấu lỡ tay hoặc có khách đặt trước).
Nhìn chung, việc mua đường thốt nốt chủ yếu dựa vào uy tín của người bán và cảm quan của người mua để phân biệt loại nào nguyên chất, loại nào không nguyên chất. Trên thực tế, có khi cùng một người nấu nhưng màu đường, mùi thơm và độ cứng của đường cũng không giống nhau. Có khi vàng đậm, có khi vàng nhạt, có khi chảy, có khi cứng và cần dùng muỗng múc, có khi đường mịn nhuyễn, có khi có hạt, ăn vào nhám nhám rồi mới tan ngay (nên nhiều người tưởng có trộn đường khác).
Nếu anh chị muốn mua đường thốt nốt nguyên chất thì có thể tham khảo fanpage chúng em:
Đường thốt nốt nguyên chất: https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Hoặc liên hệ Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Giá: 80 ngàn/ hũ 1 kg. Phí ship toàn quốc 28 k ạ.
Kinh nghiệm dùng đường thốt nốt trên thị trường
- Đường thốt nốt đựng trong keo nhựa: Em mua từ Campuchia thì hơi nhĩn nước, chất đường mịn nhão như mật, thơm đậm nhưng hơi mặn (vị mặn này làm em e ngại vì sợ có dùng hóa chất). Thật ra, đường thốt nốt hay đường dừa tự nhiên đều chứa nhiều khoáng chất nên có thể có vị hơi mặn nhẹ (rất nhẹ, nếu không để ý thì sẽ không thấy mặn, chỉ thấy ngọt thôi). Tuy nhiên, nếu vị mặn rõ rệt thì chúng ta cần nghi ngờ vì khi dùng bột tẩy thì đường sẽ mặn mặn khá rõ. Cũng có người cho rằng người Campuchia hay bỏ thêm chút muối vào khi nấu đường (để dằn đường).
- Đường thốt nốt đựng trong keo nhựa: Em mua ở An Giang (tại một hãng đường khá nổi tiếng – xin được giấu tên). Hủ đường em mua thì ngọt, màu đậm, thơm nhưng ăn vào thì có cảm giác không tự nhiên lắm. Thật ra, hãng đường ấy đã mua đường của các hộ dân ở An Giang, sau đó đem về trộn lại để bán.
- Đường thốt nốt đựng trong keo nhựa: Em mua của bạn em, nó ngọt vừa phải, thơm nhẹ chứ không đậm như trong ký ức của em.
- Đường thốt nốt dạng viên vuông vuông trong siêu thị: Loại đường em mua ở siêu thị thì ngọt thơm. Tuy nhiên, cảm giác ăn vào vẫn không tự nhiên lắm. Cũng có thể do cảm nhận của em chưa tốt.
Thông tin thêm
Có một số nhà sản xuất đường thốt nốt đã được cấp quyền Sở hữu trí tuệ (như Đường thốt nốt Palmania) hoặc đã được Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (như Đường thốt nốt Kampong Speu). Các loại đường này thì đảm bảo về độ nguyên chất, tuy nhiên, giá của nó khá cao (thường gấp đôi, gấp ba hoặc gấp bốn lần).
Cây thốt nốt có tác dụng gì?
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer và là loại cây thân gỗ trụ, cao to như cây dừa và thường thì sau 15 năm mới có trái.
Cây thốt nốt có công dụng chính là cung cấp nước chiết cuống hoa để nấu đường.
Ngoài công dụng trên thì cây thốt nốt còn được dùng trong nhiều trường hợp như:
- Lấy thịt quả (lớp cơm trắng bên trong) để ăn, làm nước uống (lúc còn non) và nếu lớp cơm ấy già thì làm thành bột (để làm bánh).
- Lấy nước chiết bông mo để nấu đường thốt nốt; hoặc lên men thành rượu thốt nốt (giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lý); hoặc uống nước chiết tươi như một thứ nước giải khát, rất ngọt và thơm ngào ngạt. Được biết, nước chiết này chứa nhiều dưỡng chất quý giá như: chất đạm, chất béo thô, đường tự nhiên, vitamin B1, B2, B3, B10, vitamin C, các khoáng chất như Ca, Mg, Cu, Mn, Na, K, Zn, Fe… và có tác dụng lợi tiểu, giải khát, giảm táo bón (uống khoảng 300 ml mỗi ngày).
- Lấy cuống hoa thốt nốt, cắt thành các lát mỏng rồi lấy khoảng 100 g, nấu với hai chén nước, khi thấy nước sôi thì giữ sôi thêm 15 phút, sau đó chắt nước ra, để nguội và chia thành 2 lần uống trong ngày. Công dụng: giúp lợi tiểu, hạ sốt và chữa bệnh sốt rét, sưng lá lách.
- Lấy rễ cây thốt nốt (khoảng 50 g rễ tươi), thái mỏng rồi nấu với 1 chén rưỡi nước cho đến khi nước rút còn một nửa thì chắt ra, để nguội và chia ra 2 lần uống. Công dụng: lợi tiểu, điều trị bệnh lậu, viêm gan, viêm dạ dày…
Nếu anh chị muốn mua đường thốt nốt nguyên chất thì có thể tham khảo fanpage chúng em:
Đường thốt nốt nguyên chất: https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Hoặc gọi Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Tư liệu tham khảo
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang.
- Coconut (Cocos nucifera L.) sap as a potential source of sugar: Antioxidant and nutritional properties, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fsn3.1191
- Bộ y tế Vụ y học cổ truyền, Cây quả cây thuốc, NXB Y học, 2005.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2.