Đường thốt nốt được làm từ gì, bạn có biết không?
Hiện nay, có một số trang mạng bán đường thốt nốt với khẩu hiệu: Đảm bảo 100 % từ trái thốt nốt.
Tuy nhiên, đây lại là thông tin không chính xác vì đường thốt nốt không phải được làm từ trái thốt nốt (mà được nấu từ phần nước chiết chảy ra khi ta cắt cụm hoa).
Còn trái thốt nốt, thường thì người dân chặt ra, lấy phần cơm trắng bên trong pha nước đá uống (có màu trắng như cơm dừa nước nhưng to hơn và có hương vị riêng). Với trái già, phần cơm cứng lại nên dùng làm bột (để nấu chè hoặc làm bánh như bánh ú…).
Nội dung chính ⇒
Đường thốt nốt và rượu thốt nốt
Chất nhựa đường chảy ra từ cụm hoa thốt nốt có màu trắng hàu, chứa nhiều loại vitamin nhóm B và có tác dụng nhuận tràng (nước này rất ngọt và thơm ngon).
Nếu muốn nước này ngọt thơm, ít chua thì ta cắt cụm hoa vào ban đêm, lấy đồ treo và để hứng tới sáng thì sẽ được khoảng 1 lít (vì nước này dễ bị lên men tự nhiên nên ta lấy vài lát gỗ sến bỏ vào để làm chậm quá trình lên men lại).
Nếu muốn làm rượu thốt nốt, ta lấy nước này ủ với men.
Nếu muốn làm đường thốt nốt, ta lấy nước này nấu lên rồi cô đặc lại thành dạng đường có màu vàng. Đường thốt nốt nguyên chất thường không đủ độ cứng để làm thành đường viên như ngoài chợ hay bán (mà thường ở dạng chảy hoặc chỉ cứng vừa phải, có thể dùng muỗng để múc).
Đường thốt nốt có công dụng gì?
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Tất Lợi thì phần nước chảy ra từ cụm hoa thốt nốt sở dĩ có vị ngọt rất ngon là vì có chứa từ 10 – 15 % đường saccarozo. Sau khi cô đặc, người ta dùng đường này để tạo độ ngọt và hương thơm thốt nốt đặc trưng cho nhiều món ăn như chè đậu xanh, bánh tai yến, bánh bò thốt nốt, cơm khô ngào đường thốt nốt, … hoặc dùng kho cá, pha nước tắc, pha nước cam, pha cà phê…
Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì “đường thốt nốt dùng để giải độc, nhất là giải độc strychnin” (chất độc này có trong cây mã tiền). Theo nhà nghiên cứu Đỗ Tất Lợi, người dân Campuchia cũng dùng đường thốt nốt để giải độc mã tiền.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thì ăn đường thốt nốt còn giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn và bồi bổ cơ thể, giúp tăng cân. Hiển nhiên, với những người đang muốn giảm cân thì cần hạn chế vì đường này rất bổ dưỡng.
Người tiểu đường có nên ăn đường thốt nốt không?
Khi đã bị tiểu đường thì cách tốt nhất là tránh ăn đường. Tuy nhiên, nhu cầu thèm ngọt thì lại không dễ kìm chế. Vì vậy, nhiều người bị tiểu đường lựa chọn các loại đường có chỉ số đường huyết thấp như đường dừa (GI = 35), đường thốt nốt (GI = 42)…
Mua đường thốt nốt nguyên chất ở đâu?
Bạn có thể mua trực tiếp ở những vùng trồng nhiều thốt nốt tại An Giang (như huyện Tịnh Biên, Tri Tôn…) hoặc Kiên Giang…
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua online tại các trang uy tín.
Địa chỉ mua đường thốt nốt nguyên chất trên Facebook:
Fanpage Đường thốt nốt nguyên chất:
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Giá: 80 ngàn 1 kg. Phí ship 28 k toàn quốc.
Các bước nấu đường thốt nốt
- Bước 1: Vào buổi chiều, trèo lên cây và lấy dao vạt một phần ở đầu bông mo (cụm hoa), sau đó đặt lon nhựa vào để hứng nước.
- Bước 2: Vào buổi sáng hôm sau, từ 4 h30 – trước 10 h, leo lên cây và lấy nước xuống.
- Bước 3: Lọc nước (để tránh bụi hoặc xác ong chết do rớt vào nước chiết).
- Bước 4: Nấu đường liên tục trong khoảng 4 giờ, nhiệt độ từ 80 – 90 độ.
- Bước 5: Cô đặc đường (khoảng 5 – 8 lít nước chiết sẽ cho ra 1 kg đường nguyên chất).
- Bước 6: Khuấy đường cho mịn (dùng máy đánh đường).
- Bước 7: Đổ vào keo, khuôn, đóng gói.
Mỗi bông mo (cụm hoa) thốt nốt có thể lấy nước chiết nhiều lần vì mỗi ngày chúng ta sẽ cắt (vạt) sâu thêm một đoạn cho nước tiếp tục chảy ra.
Những điều thú vị về cây thốt nốt
- Cây thốt nốt nào dùng để lấy nước chiết nấu đường thì không có quả (vì cuống hoa đã bị cắt).
- Cây thốt nốt đực thì chỉ có hoa (hoa ra khoảng 1 tháng thì teo lại, hư đi), cho nên cũng không có quả và cũng không có nước chiết (để nấu đường). Chính vì vậy, nhiều người trồng thốt nốt thắc mắc vì sao có những cây chiết mãi không ra nước.
- Một cây thốt nốt có thể cho từ 20 – 60 quả, tuy nhiên, lớp vỏ quả rất dày, bổ ra rất vất vả mới lấy được lớp cơm trắng bên trong (khá nhỏ).
- Cây thốt nốt là loài cây đặc trưng của Campuchia và ở nước ta thì có nhiều ở tỉnh An Giang. Mặc dù vậy, ở nhiều tỉnh thành từ Tây Ninh xuống Kiên Giang cũng có loại cây này.
- Rễ cây thốt nốt còn được nấu lấy nước uống giúp lợi tiểu tiện (nấu khoảng 50 g rễ tươi mỗi ngày).
- Cây thốt nốt có thể sống hàng trăm năm, lá rụng làm củi rất tiện lợi và sau khi trồng bằng hạt thì phải đợi khoảng 15 năm trở lên mới có trái.
Cây thốt nốt có tên khoa học là gì và đường thốt nốt có tên tiếng Anh là gì?
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus flabellifer và đường thốt nốt có tên tiếng Anh là “palm sugar”. Tuy nhiên, khi tìm tư liệu, bạn nên tìm bằng cụm từ “palm sugar (Borassus flabellifer)” thì kết quả sẽ chính xác hơn.
Địa chỉ mua đường thốt nốt nguyên chất trên Facebook:
Fanpage Đường thốt nốt nguyên chất:
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325 867 255