Trong những năm tháng tìm nguồn đường thốt nốt để bán, mình chợt phát hiện ra một số điều như sau:
Nội dung chính ⇒
Các lò đường ở quy mô hộ gia đình thường không giỏi giới thiệu và quảng cáo sản phẩm.
Vì vậy, đường họ nấu ra, nếu là nguyên chất thì giá sẽ cao (do chi phí cao). Giá cao thì khách chê, hỏi: “Sao chỗ kia bán có 30, 45…, chỗ ông lại bán 70, 80?”. Đại loại vậy.
Thế là họ phải tìm cách hạ giá cho dễ bán (để cạnh tranh giá với những chỗ khác). Cách hạ giá mà vẫn không lỗ, đó là pha trộn. Trộn thì thường là trộn đường cát, đường mía hoặc mạch nha.
Thật ra, đường thốt nốt có nhiều ưu điểm, nếu nắm bắt được thì rất dễ bán. Bạn biết đấy, nhiều người muốn dùng hàng nguyên chất, dù giá cao một tí cũng không sao, miễn là nguyên chất. Tuy nhiên, cũng có nhiều người muốn hàng phải vừa rẻ vừa ngon, vừa an toàn vừa nguyên chất. Vì vậy mới có chuyện pha trộn.
Hay như chuyện gỗ sến, các lò đường thường chỉ biết nó là loại thảo dược lành tính, giúp bảo quản nước chiết đường thốt nốt. Khi mình tra Từ điển cây thuốc Việt Nam, mình mới phát hiện nó là gỗ cây sến đỏ chứ không phải các loại sến khác (vì sến có nhiều loại).
Và công dụng của gỗ sến đỏ, ngoài việc làm chậm sự lên men của nước chiết thốt nốt (để kịp nấu đường) thì nó còn giúp hạ sốt, trợ tim.
Thật vậy, khi biết các công dụng trên thì việc quảng cáo đường thốt nốt sẽ dễ hơn nhiều.
Nói cách khác, đường thốt nốt là có chất bảo quản, và dùng gỗ sến đỏ thì an toàn, còn dùng bột tẩy thì không an toàn (hiện nay, rất nhiều nơi dùng bột tẩy vì gỗ sến mắc, khó mua).
Nghề nấu đường thốt nốt chịu sự ảnh hưởng của thời tiết
Ví dụ, vào mùa mưa, khi ta trèo lên cây cắt bông thốt nốt cho nó chảy ra chất dịch ngọt như đường thì ta sẽ treo luôn cái chai nhựa trên đó, vì nước chiết sẽ rỉ ra từ từ (trong chai nhựa đã để sẵn vài lát gỗ sến để nước chiết lâu bị lên men hơn).
Thường thì sau 1 đêm, nước sẽ rỉ ra khá nhiều và người ta thức sớm, trèo lên cây lấy xuống, nấu và đổ tới chiều là xong. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước mưa sẽ nhiễu vào nước chiết khiến cho nước chiết loãng hơn, nấu hao trấu, hao củi hơn. Vì vậy, chi phí nấu đường tăng lên và người ta sẽ tăng giá hoặc pha trộn (thường là trộn thêm đường cát, bởi vì nếu tăng giá thì lại khó bán – như đã nói ở trên).
Để đáp ứng đủ số lượng cho thị trường, người ta phải trộn thêm đường cát
Ví dụ như lò đường ấy hợp đồng mỗi ngày 100 kg nhưng nếu hôm ấy chỉ nấu được 80 kg thì sẽ trộn thêm cho đủ. Hoặc các hãng đường, sau khi mua đường (dạng bao như bao nước), đem về tích trữ thì đến hết mùa, họ sẽ lấy đường ấy ra nấu lại để đảm bảo có đường quanh năm cho khách du lịch. Nấu lại thì tất nhiên là sẽ hao đường rồi. Vì vậy, để không bị lỗ thì họ cũng phải pha thêm chút đường cát (chuyện hãng đường pha thì không phải hãng nào cũng pha, vẫn có những hãng nguyên chất, bạn nhé!).
Nhiều người bán đường vì lòng tham, vô lương tâm mà pha trộn hoặc dùng bột tẩy
Bạn biết đấy, có những người bị tăng đường huyết và họ tìm đến đường thốt nốt như một cứu cánh (vì họ rất thèm ngọt). Đường thốt nốt vẫn làm tăng đường huyết nhưng tăng ít hơn đường mía và đường cát: chỉ số đường huyết của nó chỉ khoảng 42 (tương đối thấp), trong khi đường mía thì từ 58 – 82.
Vì vậy, nếu họ mua phải đường thốt nốt pha đường cát hoặc đường mía – nếu pha ít thì đỡ, nếu pha nhiều thì họ sẽ bị tăng đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ hiểu “tăng đường huyết sau ăn” đáng sợ đến mức nào! Không chỉ mệt mỏi mà còn dễ dẫn đến biến chứng!
Thật ra, người bị tiểu đường, nếu cần dùng đường thì tốt nhất là mua đường cỏ ngọt vì nó không làm tăng đường huyết (và rất ít tác dụng phụ). Tuy nhiên, giá của nó lại khá cao. Còn như thèm ngọt thì bạn nên ăn một ít trái cây cho đỡ thèm, vì đường tự nhiên trong trái cây ngọt thì thân thiện với sức khỏe hơn (nhưng cũng không nên ăn nhiều).
Đường thốt nốt dùng bột tẩy – vấn nạn khó giải quyết
Còn một điều mà những người mua đường cần lưu tâm nữa là: Hiện nay, rất nhiều lò đường dùng bột tẩy bảo quản nước chiết nấu đường thốt nốt (vì giá gỗ sến quá mắc và khó mua, thường phải mua từ Campuchia). Nhìn chung, khi đường còn mới, bạn sẽ không phân biệt được. Muốn phân biệt, bạn phải để nguyên hũ như thế, từ 1 tháng trở lên, đường có bột tẩy sẽ mất mùi đường, hơi hôi, lãng lãng và thậm chí trương sình lên. Mình trước đây cũng test được mấy hũ như vậy. Mình nói thẳng với người bán thì họ không nói gì cả!!!!
Cuối cùng, khi bạn mua đường thốt nốt mà bạn hỏi “có nguyên chất không?” thì bạn cũng sẽ bị lừa thôi. Họ sẵn sàng nói dóc mà.
Và có khi, bạn hỏi đường này có pha đường cát không? Họ nói “không, em cam kết luôn” (vì họ pha với cái khác – như mạch nha, đường mía… chẳng hạn!).
Vậy nên, nếu bạn mua được đường thốt nốt mà có pha 5 hay 10 % đường cát là may mắn rồi, vì thường họ pha 20 % hoặc nhiều hơn.
Thật ra, có một số kinh nghiệm để phân biệt đường nào dùng bột tẩy, đường nào bị pha trộn. Ví dụ như nhìn bề mặt hũ đường và ngửi mùi đường. Tuy nhiên, nó chỉ là kinh nghiệm và dựa theo cảm quan. Vì vậy, nó sẽ không chính xác tuyệt đối và những người chưa có kinh nghiệm thì sẽ không phân biệt được. Có khi hôm nay ngửi, thấy không thơm nhưng vài hôm sau ngửi thì lại thấy thơm.
Vậy nên, chỉ là trong chừng mực nào đó, bạn tin người bán, và thấy hũ đường đó thơm ngon, vậy thôi!
***
Câu chuyện nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang là một câu chuyện rất dài, rất thú vị nhưng cũng phức tạp!
Ví dụ như mình hỏi lò đường:
– Tại sao mùa mưa mới pha trộn? Nếu mùa nắng cũng pha trộn thì không phải lời nhiều hơn rồi sao?
– Mùa nắng nấu ra đường rồi, ngợi rồi thì pha làm chi! Không đủ mới pha!
– Vậy nếu con muốn mua nguyên chất bên chú thì phải làm sao?
– Mua bao nhiêu hũ thì mua sẵn hũ rồi kêu người đem vô đây, chú kêu mấy đứa ngưng đổ cho bên kia (bên đặt đường pha) rồi đổ cho.
– Đường này chú có quanh năm hay có khi nào hết đường không chú?
– Mùa mưa thì có khi làm biếng nấu. Nấu thì lỗ. Với lại mấy người kia không nấu thì mình cũng không nấu.
– Nhưng nếu nấu thì vẫn được phải không chú?
– Được. Tại không nấu thôi.
Không biết mấy lò đường khác thì như thế nào, còn chỗ mình đặt thì như vậy! Vâng, chú ấy là người Khmer!
Mình cũng là Khmer lai Hoa nhưng mất gốc rồi, giờ chỉ biết nói tiếng Kinh thôi!
Giá đường thốt nốt
Tính đến thời điểm hiện tại thì 1 lít nước chiết rẻ nhất là 5 ngàn, nấu 5 – 8 lít thì ra một kg đường. Nghĩa là 1 kg đường nguyên chất bán lẻ không bao giờ dưới 45 k (vì công nấu, tiền củi trấu, tiền bao bì, vận chuyển rồi còn tiền lời của người bán nữa).
Vào mùa mưa, đường nguyên chất thường sẽ tăng giá và rất khó mua được.
Mua đường thốt nốt nguyên chất ở đâu?
Hiện tại, mình đang bán đường thốt nốt nguyên chất, không dùng bột tẩy. Chủ lò đường là một người Khmer.
Giá đường là 80 ngàn/ hũ 1 kg.
Phí ship toàn quốc từ 4 kg trở xuống là 28 k. Mua 5 kg thì mình miễn phí ship ạ.
Liên hệ Zalo: 0325 867 255.
Facebook:
Đường thốt nốt nguyên chất núi Cấm:
https://www.facebook.com/duongthotnotnguyenchatnuicam
Giá: 80 k/ hũ 1 kg.
Phí ship 28 k.