Hiện nay, ai cũng sợ thực phẩm chứa hóa chất. Với đường thì nhiều người đã từ bỏ đường cát trắng và chuyển sang dùng đường thô để an toàn cho sức khỏe hơn (vì đường cát trắng chứa rất nhiều calo nhưng đã bị tinh chế, tẩy trắng nên không còn vitamin và khoáng chất, vì vậy, nó rất dễ gây béo phì, máu nhiễm mỡ, rụng tóc, tim mạch… và tiểu đường).
Còn đường thô thì nó chỉ được cô đặc lại từ các nguyên liệu, vậy nên, ngoài chất đường thì đường thô vẫn còn vitamin và khoáng chất. Trong các loại đường thô như đường mía thô (đường phên), đường dừa, đường thốt nốt… thì đường thốt nốt là loại được ưa chuộng nhiều hơn (vì nó thơm hơn, bổ hơn và ít làm tăng đường huyết).
Tuy nhiên, hiện nay, đường thốt nốt cũng bị mai một danh tiếng vì nhiều người đã trộn thêm đường cát, mạch nha… (giá rẻ hơn) để tăng lợi nhuận. Với khách tiêu dùng bình thường thì điều này không ảnh hưởng nhiều (vì chỉ tốn tiền) nhưng với người bị tiểu đường thì đây lại là điều tai hại (bởi đường cát trắng làm tăng đường huyết rất nhanh).
Không chỉ thế, một số người còn dùng bột tẩy để cho nước chiết thốt nốt lâu hư hơn. Cụ thể như sau: Khi ta cắt hoa thốt nốt thì nó sẽ rỉ ra từng giọt nước chiết, rỉ suốt đêm thì được tầm 1 lít (hoặc ít hơn, nhiều hơn tùy thời điểm). Nước chiết này ngọt thơm, chứa rất nhiều đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất nên rất mau thiu (hôi chua, lên men).
Ở An Giang, nước chiết này được bán như một loại nước giải khát (uống như nước dừa), vậy nên, nếu để như vậy thì bán tới trưa là nước sẽ thiu. Vì vậy, một số người sẽ bỏ thêm bột tẩy vào nước chiết thốt nốt để có thể bán lâu hơn. Ngoài ra, theo một số người thì dùng bột tẩy còn giúp nấu đường ngon hơn, đẹp màu hơn, lâu hư hơn. Tuy nhiên, độ an toàn của bột tẩy này thì vẫn chưa được công nhận (nhiều người còn dùng quá liều).
Theo kinh nghiệm của mình thì với những keo đường có dùng bột tẩy, để không như thế, sau một thời gian (từ 1 – 3 tháng) thì sẽ bị sình lên, ngửi thử sẽ có mùi ươn ươn như bị thối rữa. Còn với đường thốt nốt tự nhiên, không dùng bột tẩy (mà chỉ dùng các lát gỗ sến để bảo quản) thì nó chỉ bị lên men tự nhiên (bạn ngửi sẽ thấy mùi thiu, chua chua, hơi nồng như men rượu…). Ở các tiệm tạp hóa trước đây, họ hay bán đường càng giọt và để lâu trong thùng thì đường cũng dậy lên mùi men rượu, rất thơm…
Nội dung chính ⇒
Vì sao phải dùng gỗ sến để bảo quản nước chiết đường thốt nốt?
Như ở trên đã nói, nước chiết đường thốt nốt rất mau hư (mau lên men, thiu…). Vì vậy, người nấu đường thường bỏ thêm vài lát gỗ sến vào lon (chai) trước khi treo lên cây để hứng nước chiết bông thốt nốt (rỉ ra suốt đêm).
Sáng hôm sau, nước rỉ ra đã được khá nhiều thì ta trèo lên cây, lấy nước chiết xuống, lược bỏ các lát gỗ và tạp chất (thường là xác những con ong hút mật bị rơi vào), sau đó đem nấu, cô đặc thành đường.
Đường thốt nốt ở đâu chất lượng?
Đường thốt nốt nguyên chất thì thường được đổ vào keo chứ không thể làm thành dạng viên vì nó dễ chảy nhĩn (các loại đường dạng viên bán ngoài chợ, để cả năm vẫn không hư, đa phần đều đã trộn đường cát nên mới đủ độ cứng).
Nhìn chung, nếu bạn mua đường thì chỉ có thể mua bằng niềm tin, vì nếu người bán cố ý trộn một lượng nhỏ đường cát hay mạch nha, hay dùng bột tẩy… thì bạn sẽ khó phân biệt được.
Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể mua đường thốt nốt Palmania (khoảng 300 ngàn/ kg) vì đường này đã được cấp quyền Sở hữu trí tuệ.
Hoặc bạn có thể mua đường thốt nốt Kampong Speu (của Campuchia), đường này đã được Việt Nam bảo hộ chỉ dẫn địa lý, vậy nên nó rất chất lượng. Tuy nhiên, giá của nó cũng cao hơn nhiều so với giá đường thốt nốt tư nhân (giá đường nguyên chất tư nhân trên thị trường thường từ 60 – 100 ngàn/ kg).
Hoặc bạn cũng có thể mua của người mà bạn tin tưởng.
Hoặc bạn cũng có thể mua đường của mình (80 ngàn hũ 1 kg, hũ nhựa), loại ngon. Hiện tại đang vào mùa đường, đến tháng 5, tháng 6 thì sẽ hết (lúc đó thường chỉ lai rai, lâu lâu mới có 1 lần hoặc không có).
Liên hệ đặt hàng:
- Facebook: Đường thốt nốt nguyên chất,
- https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
- Zalo/ Sđt: 0325 867 255.
Công dụng của đường thốt nốt
Đường thốt nốt được nấu thủ công, chưa qua tinh luyện nên ngoài đường thì vẫn còn một ít chất đạm, chất béo, khoáng chất… Vì vậy, đường thốt nốt luôn có hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt dịu, thơm bổ.
Theo y học cổ truyền thì đường thốt nốt giúp kích thích tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn và giải độc mã tiền (chất độc từ cây củ chi).
Trong nấu ăn, bạn có thể dùng đường thốt nốt thay cho đường cát để nấu chè, kho cá, kho thịt, xào đồ ăn, làm bánh bò, bánh canh, chè trôi nước… Bạn cũng có thể dùng đường thốt nốt để pha nước cam, nước chanh, nước tắc, cà phê…
Với người có đường huyết cao thì đường thốt nốt sẽ thân thiện hơn đường cát (vì chỉ số đường huyết của nó chỉ bằng 1/2 đường cát). Vì vậy, ăn đường thốt nốt sẽ ít tăng đường huyết hơn đường cát (nhưng nếu ăn nhiều thì vẫn sẽ tăng nhé, vì bản chất của nó vẫn là đường saccarozo – giống như đường cát, đường mía, đường phèn…). Nhìn chung, người bị tiểu đường nên hạn chế đường, nếu thèm thì nên dùng đường cỏ ngọt vì nó không làm tăng đường huyết (nhưng giá hơi cao). Hoặc bạn có thể ăn một ít trái cây ngọt (không nên ăn nhiều).
Nhìn chung, người bị tiểu đường cần điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ (thầy thuốc), kết hợp với chế độ ăn phù hợp (giảm đường, giảm tinh bột, tăng rau xanh…).
Xem thêm: 10 cây thuốc quen thuộc chữa bệnh tiểu đường
Thông tin thêm
Sở dĩ đường thốt nốt giúp kích thích tiêu hóa là vì theo y học cổ truyền thì vị ngọt thông vào tỳ vị, giúp bổ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì nó sẽ quay trở lại làm hại tỳ vị (không chỉ đường thốt nốt mà các loại đường khác, kể cả thực phẩm ngọt… hễ ăn ít thì hỗ trợ tỳ vị, ăn quá nhiều thì hại tỳ vị).
Liên hệ đặt hàng:
- Facebook: Đường thốt nốt nguyên chất,
- https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
- Zalo/ Sđt: 0325 867 255.