Có khách hỏi:
– “Đường thốt nốt nguyên chất, bên shop kia nói rằng có thể bảo quản từ 1 – 2 năm lận, còn đường bên em sao chỉ có thể bảo quản từ 3 – 6 tháng thôi?
Bên kia còn nói loại bảo quản 6 tháng là có xài chất bảo quản…”
Em suy nghĩ một lát…
Thật ra, chất bảo quản cũng có nhiều loại. Và đường thốt nốt thì luôn phải có chất bảo quản, Đó là sự thật.
Ở An Giang, người ta dùng bột tẩy hoặc gỗ sến để bảo quản nước chiết thốt nốt (vì nước chiết từ bông thốt nốt – khi ta cắt ngang – sẽ rỉ ra rất lâu và dễ bị thiu). Vì vậy, người ta phải dùng chất bảo quản. Gỗ sến là chất bảo quản an toàn vì nó là một loại thảo dược dân gian, giúp làm chậm quá trình lên men. Ngược lại, bột tẩy là chất bảo quản không an toàn.
Nội dung chính ⇒
Cách chọn đường thốt nốt ngon, chất lượng
Theo em thì có 2 tiêu chí để chọn đường:
1. Nguyên chất
2. Không chất bảo quản
Nguyên chất là nấu hoàn toàn từ nước chiết bông mo, không trộn thêm đường cát, đường mía, mạch nha… hay nguyên liệu khác.
Không chất bảo quản là không dùng hóa chất (bột tẩy).
Đường bên em thì vẫn dùng các lát gỗ sến để bảo quản đường (ở đây là gỗ sến đỏ – vì gỗ sến cũng có nhiều loại).
Khách có nhu cầu mua đường thì liên hệ em nha:
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
– Zalo/ Sđt: 0325 867 255 / 0979 254 124
Địa chỉ mua đường thốt nốt uy tín
Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Thông tin thêm về nước chiết thốt nốt
Sở dĩ phải dùng đến gỗ sến là vì nước chiết bông mo thốt nốt (lỏng như nước dừa) nhưng vừa ngọt vừa thơm và chứa rất nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất béo, đường, vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B10, Can xi, Ma giê, Man gan, Kẽm, Đồng, Sắt, Na tri…
Vì vậy, uống nước chiết này thì ngon ơi là ngon.
Tuy nhiên, nước chiết này lại mau hư (thường thì cái gì bổ là dễ hư vì các chất trong nó chuyển hóa, ví dụ như chè, kiểm, ca ri, thịt… đều mau ôi thiu).
Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm như sau:
Vào buổi chiều, người ta sẽ bỏ vài lát gỗ sến vào cái lon (hoặc chai, can, thùng…) rồi mới trèo lên cây thốt nốt, cắt ngang bông mo và treo cái lon cố định trên cây để hứng nước chiết. Sau 1 đêm, nước chiết chảy ra gần đầy lon và nhờ có gỗ sến mà nó không bị thiu, không bị hôi chua…
Sáng hôm sau thì ta trèo lên, lấy nước chiết ấy, lược lại cho sạch và bắt đầu nấu, cô đặc thành đường.
Về vấn đề đường thốt nốt để được bao lâu thì còn tùy thuộc nhiều yếu tố.
– Hủ đường cứng hơn sẽ để được lâu hơn. Hủ đường chảy, lỏng sẽ mau thiu hơn (nhưng dễ múc ăn hơn).
– Đường mua về, chưa dùng, nếu để ở ngoài thì có thể dùng từ 3 – 6 tháng, nếu để vào ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản từ 6 tháng tới 1 năm hoặc lâu hơn (thời gian dài hơn thì bên em chưa thử, vì thường thì khách ăn vài tháng là hết đường rồi).
– Đường mua về, đã dùng lai rai, nếu để ở ngoài thì có thể bảo quản trong 2 – 3 tháng, nếu để ngăn mát tủ lạnh thì 6 tháng.
– Đường hay bị ăn vụng (hihi) thì mau hư nhất. Nhưng khả năng cao là nó sẽ hết trước khi bị hư, hi.
Tản mạn thêm
Có những thứ nguyên chất thì sẽ lâu hư hơn (vì nó không có nhiều tạp chất, không bị lên men, thối rữa…).
Tuy nhiên, cái gì cũng có hạn sử dụng. Ví dụ như đường thốt nốt, thành phần chính của nó vẫn là đường nên sẽ rất dễ lên men.
Có lần em để hủ đường ở ngoài để ăn lai rai, được hơn nửa keo thì quên và để luôn hủ đó trong góc bếp (em ăn tiếp hủ khác). Một tháng sau, em mở ra thì đường đã lên men, ngửi có mùi chua nhưng nếm thì vẫn ngọt. Đặc biệt, hơi men của nó thơm như rượu vậy .
Em chợt nhớ: Đúng là cái hương vị này rồi. Hồi xưa em hay ăn đường càng giọt (đường chảy ak). Ngoài tiệm tạp hóa, họ hay để trong mấy cái xô, ai mua thì múc ra bọc. Hồi nhỏ chuyên ăn vụng vì cái gì cũng thấy ngon.
Còn đường em đang bán thì thơm giống như xưa 80 – 90 % nha.
Chi tiết liên hệ: 0325 867 255