Ăn nếp có nổi mụn không? Chắc chắn đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng mình tìm hiểu về nếp nhé!
Bạn có biết, hạt gạo nếp chính là vị thuốc “nhu mễ” trong y học cổ truyền và có thể dùng điều trị rất nhiều bệnh như: chảy máu cam không ngừng, sốt thương hàn, nôn mửa liên miên… và nhiều bệnh khác.

1. Dùng gạo nếp điều trị chảy máu cam không dứt
Lấy 1 chén gạo nếp, đổ vào chảo, rang lên cho vàng rồi giã nát mịn. Mỗi lần uống, bạn lấy 7 g bột gạo nếp rang ấy, hòa với nước sôi, để nguội rồi uống.
Sau đó, bạn lấy thêm một tờ giấy, quấn thành cái ống như ống hút, chấm vào một ít bột ấy rồi thổi vào lỗ mũi người bệnh.
2. Dùng gạo nếp điều trị sốt thương hàn và nôn ọe, sốt nóng
Lấy một nắm gạo nếp, đem sao vàng lên rồi nấu thành cháo, sau đó lấy một củ gừng tươi thái nhỏ, cho vào nồi cháo và tắt bếp, ăn lúc cháo còn nóng.
3. Gạo nếp điều trị thổ tả nặng đến mức gần chết (thượng thổ, hạ tả)
Với trường hợp thổ tả nặng khiến cho bụng trên và bụng dưới đều đau quặn, tay chân đều lạnh… thì ta lấy 120 g hạt gạo nếp và một lát gừng tươi, cùng cho vào cối, giã nhuyễn rồi đổ thêm chút nước mưa (lấy nước mưa chứa trong lu), sau đó lược bỏ bã và uống phần nước ấy.
4. Gạo nếp điều trị chứng ăn vào là ói ra, nôn ọe liên tục
Lấy một nắm nếp (sao vàng), 25 hạt tiêu và 1 hạt cau (đã phơi khô), tất cả cùng cho vào cối và giã nát thành bột. Mỗi lần uống, lấy 1 – 2 g bột này, hòa với nước ấm rồi uống.
5. Gạo nếp điều trị chứng phụ nữ sau sinh không có sữa cho con bú (hoặc ít sữa)
Lấy một nắm hạt gạo nếp và một nhúm nhỏ hạt ngò rí (hạt mùi già), cho vào nồi cùng ba chén nước rồi nấu thành cháo. Sau đó, bạn chia cháo ra để ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều.
Lưu ý: Sau khi ăn cháo xong, ta lấy cây lược thưa chải nhẹ lên bầu vú theo hướng từ trên xuống để kích thích tuyến sữa.
Nếu không có hạt ngò rí thì thay bằng một nắm lá ngò rí cũng được (nhưng cho vào nồi lúc cháo đã chín).

6. Gạo nếp điều trị nhọt bọc ở trẻ nhỏ (hay còn gọi là thiên hạch mạch lươn)
Đây là một dạng nhọt bọc mọc trên đầu trẻ nhỏ, lâu ngày không hết và nếu có hết (mới lên da non) thì sau một thời gian cũng sẽ tái phát, sưng và chảy nhiều máu mủ, gây đau đớn, suy tổn, xanh xao, ốm yếu, chán ăn…
Để điều trị bệnh này, bạn lấy một ít nếp, nấu chín thành cơm nếp rồi bỏ vào cối, giã cho thật nát, để nguội. Sau đó, bạn nặn lại thành hình cái bánh dày (nắn hơi dẹp dẹp một chút), sau đó rắc tiêu bột lên. Tiếp theo, bạn cắt bỏ lớp tóc phủ trên nhọt bọc ấy rồi lấy khăn mềm nhúng nước ấm lau sạch máu mủ trên nhọt (hoặc dùng bông gòn nhúng nước ấm lau cho đỡ đau), sau đó đợi da chỗ ấy khô thì đắp miếng cơm nếp ấy lên.
Lưu ý: Bạn không cần bóc miếng cơm nếp đó ra vì nó sẽ tự khô cứng lại và tự bong ra. Lúc đó, nhọt cũng sẽ xẹp xuống và lên da non, sau này không tái phát nữa.
Thông tin thêm về gạo nếp
Theo các tư liệu về y học thì công dụng nổi trội của gạo nếp là bồi bổ cho người hư tổn và bổ tỳ vị.
Đặc biệt, cám gạo nếp có chứa phytin – chất này được y học cổ truyền dùng làm thuốc điều trị tê phù (bằng cách dùng cám gạo nếp, nấu với đậu đỏ và đường cho thành cháo rồi ăn).
Bên cạnh đó, nước vo gạo từ gạo nếp cũng được dùng trong sơ chế một số dược liệu, giúp làm dịu dược tính của một số vị thuốc (bớt độc, bớt háo nóng…).
Ăn xôi nếp có nổi mụn và đau bao tử không?
Theo kinh nghiệm dân gian thì người bị đau loét dạ dày có thể ăn một ít xôi nếp để làm dịu những cảm giác khó chịu (vì nó là vị thuốc tốt cho người yếu dạ).
Tuy nhiên, mỗi ngày, chúng ta chỉ nên ăn một ít (không ăn quá no) và mỗi tuần chỉ nên ăn 3 ngày, không nên ăn thường xuyên vì sẽ gây nóng nhiệt.
Với những người bị mụn, nếu thèm xôi nếp thì có thể ăn một ít nhưng tốt nhất là không nên ăn. Với những người bị mụn nhọt thì tốt nhất là tránh ăn nếp.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thì người đang bị thương ngoài da cũng không nên ăn nếp (vì sẽ làm vết thương lâu lành).
Gạo nếp – chất phụ gia trong dược phẩm
Trước đây, người ta hay dùng gạo nếp nấu thành xôi rồi giã nát, sau đó trộn với một số vị thuốc khác để đắp bó gãy xương.
Ngoài ra, để làm các loại thuốc viên, người ta còn dùng bột gạo nếp khuấy thành hồ để làm chất kết dính thuốc.
Tư liệu tổng hợp
- Tạ Duy Chân, Những phương thuốc hay – “Rau cỏ trị bệnh”, trang 36.
- Cây thuốc Nam thông dụng trị liệu trong gia đình, NXB Đồng Nai.
Xem thêm: Gạo tẻ và những bài thuốc quý
Keyword: Ăn nếp có nổi mụn không?