Đường thốt nốt có tốt không và có chứa các chất dinh dưỡng gì? So với đường mía thì nó tốt hơn không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Nội dung chính ⇒
Đường thốt nốt được lấy từ bộ phận nào của cây thốt nốt? Đường thốt nốt c
Trong cuống hoa của cây thốt nốt có chất dịch mật rất ngọt (vì chứa nhiều đường).
Khi ta cắt ngang, chất dịch mật này sẽ chảy ra và đem nấu lên thì sẽ thu được đường thốt nốt (cứ khoảng 4 – 6 lít dịch mật, tức nước chiết cuống hoa, nước chiết bông mo thì sẽ thu được 1 kg đường).
Cách làm này cũng tương tự đối với cây dừa và cây dừa nước. Vì vậy, ngoài đường thốt nốt thì ta còn có đường dừa và đường dừa nước.
Nước chiết cuống hoa thốt nốt (dùng để nấu đường) có tốt không?
Câu trả lời là có. Đây là loại thức uống giải khát vừa bổ mát, vừa tăng cường sức khỏe mà lại thơm ngon.
So sánh đường thốt nốt và đường mía
1. Giúp bổ sung năng lượng
Nước chiết cuống hoa thốt nốt dùng để nấu đường có chứa chất đạm, chất béo thô và đường. Hàm lượng các chất này mặc dù có thấp hơn so với nước mía nhưng đều cao hơn so với nước chiết hoa dừa.
2. Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe
- Nước chiết cuống hoa thốt nốt chứa nhiều vitamin như vitamin C, B1, B2, B3, B10.
So sánh: Hàm lượng các vitamin này đều cao hơn so với nước mía nhưng thấp hơn so với nước chiết hoa dừa (ngoại trừ vitamin B1 – hàm lượng vitamin B1 trong nước chiết cuống hoa thốt nốt vẫn là cao nhất).
- Nước chiết cuống hoa thốt nốt còn chứa nhiều khoáng chất.
So sánh: Xét về khoáng chất thì hàm lượng Sắt, Na tri và Ka li có trong nước chiết cuống hoa thốt nốt đều cao hơn nước mía nhưng thấp hơn nước chiết cụm hoa dừa.
Ngược lại, với Can xi, Ma giê, Man gan, Kẽm và Đồng thì hàm lượng các chất này trong nước chiết cuống hoa thốt nốt đều cao hơn nước chiết hoa dừa nhưng thấp hơn nước mía (ngoại trừ Đồng – hàm lượng Đồng trong nước chiết cuống hoa thốt nốt là cao nhất).
Vì vậy, đường thốt nốt được xem là loại đường bổ dưỡng. Đặc biệt, chỉ số đường huyết (GI) của đường thốt nốt cũng tương đối thấp (GI là 42) so với đường mía (GI từ 58 – 82).
Nếu muốn mua đường thốt nốt online, bạn có thể mua tại trang Fanpage Facebook:
Đường thốt nốt nguyên chất:
https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
Zalo/ Sđt: 0325 867 255
Chúng mình đảm bảo đường nguyên chất, không hóa chất và thơm ngay khi mở nắp. Nếu không vừa ý, bạn có thể trả hàng thoải mái ạ.
Giá là 80 ngàn/ hũ 1 kg. Phí ship toàn quốc là 28 ngàn. Nhận hàng xong mới trả tiền cho shipper ạ.
Thông tin cụ thể: Các chất dinh dưỡng có trong nước chiết nấu đường thốt nốt, nước chiết hoa dừa và nước mía
1. Hàm lượng chất đạm, chất béo và đường
- Hàm lượng chất đạm trong nước chiết cuống hoa thốt nốt vào khoảng 0,27 %, cao hơn nước chiết hoa dừa (0,26 %) và thấp hơn nước mía (0,44 %).
- Hàm lượng chất béo thô trong nước chiết cuống hoa thốt nốt vào khoảng 0,03 %, cao hơn nước chiết hoa dừa (0,01 %) và cũng thấp hơn nước mía (0,4 %).
- Hàm lượng đường trong nước chiết cuống hoa thốt nốt vào khoảng 14,78 %, cao hơn nước chiết hoa dừa (13,53 %) và cũng thấp hơn nước mía (16,84 %).
2. Các vitamin
- Hàm lượng vitamin C trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (78,24 mg/ L) cao hơn nước mía (42,53 mg/ L) và thấp hơn nước chiết hoa dừa (116.19 mg/ L).
- Hàm lượng vitamin B1 trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (11,73 mg/ L) cao hơn nước mía (2,48 mg/ L) và cao hơn nước chiết hoa dừa (4,33 mg/ L).
- Hàm lượng vitamin B2 trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,0738 mg/ L) cao hơn nước mía (0,026 mg/ L) và thấp hơn nước chiết hoa dừa (0.084 mg/ L).
- Hàm lượng vitamin B3 trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,63 mg/ L) cao hơn nước mía (0,34 mg/ L) và thấp hơn nước chiết hoa dừa (1.88 mg/ L).
- Hàm lượng vitamin B10 trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,24 mg/ L) cao hơn nước mía (0 mg/ L) và thấp hơn nước chiết hoa dừa (0,33 mg/ L).
3. Các khoáng chất
- Hàm lượng Can xi trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (35,43 mg/ L) cao hơn nước chiết hoa dừa (0,42 mg/ L) và thấp hơn nước mía (200.31 mg/ L).
- Hàm lượng Ma giê trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (37,25 mg/ L) cao hơn nước chiết hoa dừa (22,91 mg/ L) và thấp hơn nước mía (54.26 mg / L).
- Hàm lượng Man gan trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,379 mg/ L) cao hơn nước chiết hoa dừa (0,105 mg/ L) và thấp hơn nước mía (1.518 mg/ L).
- Hàm lượng Kẽm trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,471 mg/ L) cao hơn nước chiết hoa dừa (0,338 mg/ L) và thấp hơn nước mía (2.45 mg/ L).
- Hàm lượng Đồng trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (0,180 mg/ L) cao hơn nước chiết hoa dừa (0,065 mg/ L) và cũng cao hơn nước mía (0 mg/ L).
- Hàm lượng Sắt trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (1,01 mg/ L) thấp hơn nước chiết hoa dừa (1.36 mg/ L) và cao hơn nước mía (0,33 mg/ L).
- Hàm lượng Na tri trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (20,32 mg/ L) thấp hơn nhiều so với nước chiết hoa dừa (183.21 mg/ L) và cao hơn nước mía (18,20 mg/ L).
- Hàm lượng Ka li trong nước chiết cuống hoa thốt nốt (876,66 mg/ L) cũng thấp hơn nước chiết hoa dừa (960.87 mg/ L) nhưng cao hơn nước mía (770,17 mg/ L).
Tư liệu tổng hợp
- Coconut (Cocos nucifera L.) sap as a potential source of sugar: Antioxidant and nutritional properties, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/fsn3.1191