• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Hạt đậu nành có tác dụng gì? Tác hại của đậu nành

Hạt đậu nành có tác dụng gì? Tác hại của đậu nành

08/03/2020 14/11/2022 Cây Hoa Lá

Hạt đậu nành làm thành tàu hủ nóng nước gừng, bạn còn nhớ chứ? Thật vậy, giữa buổi trưa buồn miệng, ngáp ngủ mà nghe tiếng rao “tàu hủ nóng” thì tỉnh táo ngay.

Có lẽ không bao lâu nữa, hình ảnh những cô gánh hàng rong với cái đòn gánh cong cong trên vai, với hai thúng gánh có nồi tàu hủ non cũng chỉ còn là ký ức…

Gánh tàu hủ nóng ngày xưa
Gánh tàu hủ nóng ngày xưa

Tàu hủ nóng nước gừng vừa ngọt ở nước đường thắng lại vừa cay ở cái tính của gừng. Vậy mà còn trắng nõn, mềm thơm, ăn vào khoan khoái trong người và có thêm năng lượng. Với những người đang bị cảm hoặc vừa khỏi bệnh, cơ thể còn yếu thì ăn tàu hủ nước gừng sẽ giúp bồi bổ dễ hơn những món khác rất nhiều.

Nội dung chính ⇒

  • Tàu hủ, đậu hủ, đậu phụ
  • Hạt đậu nành có tác dụng gì?
  • Nam giới uống đậu nành có tốt không?
  • Đậu nành có tác dụng gì và những đối tượng nào nên dùng đậu nành?
  • Những người nào nên dùng đậu nành?
  • Trong đậu nành có các chất gì, có tác dụng gì?
  • Bài thuốc chữa bệnh từ đậu nành
  • Đậu nành có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?
  • Khi dùng đậu nành cần lưu ý điều gì? Tác hại của hạt đậu nành
  • Uống đậu nành, ăn đậu nành nhiều có tốt không?
  • Tư liệu tổng hợp

Tàu hủ, đậu hủ, đậu phụ

“Hủ” có nghĩa là mục nát, “đậu hủ” có nghĩa là đậu nát và đây là món ăn rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Với tàu hủ non, mọi người thường ăn cùng nước gừng còn với tàu hủ già, người ta cắt thành từng miếng để chế biến thành các món ăn như chiên, xào, canh, lẩu…

Tàu hũ (đậu hủ, đậu nành) có tác dụng gì
Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành

Hạt đậu nành có tác dụng gì?

Chất đạm có vai trò không thể phủ nhận đối với sự phát triển và tái tạo tế bào. Được biết, trong đậu nành có đủ 8 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe con người.

Sữa đậu nành có tác dụng gì
Sữa đậu nành, thức uống bổ sung năng lượng

Hiển nhiên, nói về chất đạm thì phải thừa nhận rằng chất đạm có nguồn gốc từ động vật mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn chất đạm từ đậu nành. Tuy nhiên, việc bổ sung một lượng lớn chất đạm từ động vật lại làm tăng khả năng ung thư. Vì vậy, có thể nói các loại thực vật nói chung và đậu nành nói riêng vẫn là nguồn bổ sung chất đạm tuyệt vời.

Nam giới uống đậu nành có tốt không?

Từ lâu, hoạt chất phytoestrogen có trong hạt đậu nành đã được biết đến với tác dụng tương tự như estrogen: giúp tăng vòng một cho chị em phụ nữ, ngăn ngừa ung thư vú và làm giảm các biểu hiện khó chịu ở độ tuổi tiền mãn kinh. 

Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng đàn ông uống sữa đậu nành sẽ bị “nữ tính hóa”. Tuy nhiên, trên thực tế, việc uống đậu nành không làm phái mạnh bị yếu sinh lý mà ngược lại, nó còn giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Bởi lẽ, các hoạt chất trong đậu nành chỉ có cấu trúc gần giống với estrogen chứ không phải estrogen thực thụ.

Đậu nành có tác dụng gì và những đối tượng nào nên dùng đậu nành?

Đậu nành là nguồn thực phẩm lý tưởng giúp xây dựng và tạo hình cho cơ thể (bởi lượng chất đạm rất cao). Bên cạnh đó, đậu nành còn là nguồn cung cấp năng lượng và sinh lực.

Không chỉ thế, theo các tư liệu thì dùng đậu nành đúng cách còn giúp mang lại những lợi ích “vàng” như:

  • Ngăn ngừa béo phì.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Ngăn ngừa tiểu đường.
  • Ngăn ngừa ung thư vú.
  • Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
  • Ngăn ngừa oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.
  • Ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
  • Ngăn ngừa bệnh gan, bệnh tim, xơ cứng động mạch.
  • Giúp hạ mỡ máu.
  • Giúp bổ sung năng lượng và hồi phục sức khỏe.
  • Giúp tạo hình cho cơ thể đầy đặn, săn chắc (tạo cơ, xương và gân).
  • Giúp bồi bổ cho trẻ em đang ở độ tuổi trưởng thành (hoặc trẻ còi xương, suy dinh dưỡng).
  • Giúp bồi bổ cho người vừa khỏi bệnh, người làm việc trí óc khiến mỏi mệt.

Những người nào nên dùng đậu nành?

Việc uống sữa đậu nành hay ăn đậu phụ sẽ rất tốt đối với những người đang bị các chứng như:

  • Suy gan.
  • Cao huyết áp.
  • Thấp khớp.
  • Gút.
  • Tiểu đường.
  • Khó ngủ.
  • Bị khó chịu, cảm giác như bị ép ở ngực.

Cách dùng: Cách dùng đậu nành rất đa dạng. Bạn có thể dùng sữa đậu nành, bột đậu nành hoặc đậu phụ (tàu hủ)… tùy theo sở thích. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ dùng trong khoảng 10 – 30 g đậu nành mỗi ngày, không nên dùng quá nhiều vì sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Trong đậu nành có các chất gì, có tác dụng gì?

1. Chất béo: Trong 100 g đậu nành chứa 19, 94 g chất béo (bao gồm chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa). Trong đó, các axit béo có lợi trong đậu nành có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo của tế bào (đặc biệt là tác dụng đối sự phát triển của hệ thần kinh).

2. Chất xơ: Trong 100 g đậu nành chứa 9, 3 g chất xơ. Chất xơ trong đậu nành giúp ngăn chặn và làm giảm sự hấp thu cholesterol (mỡ xấu), đồng thời giúp giảm bớt các vi sinh vật có hại trong đường ruột, làm tăng các vi sinh vật có ích.

3. Khoáng chất: Đậu nành chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp cân bằng tế bào (như Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho, Ka li, Na tri và Kẽm).

Đặc biệt, dùng 100 g đậu nành sẽ cung cấp đủ và thậm chí là vượt cả mức tối thiểu nhu cầu về Sắt và Phốt pho hàng ngày. Ngoài ra, mỗi ngày dùng 100 g đậu nành cũng cung cấpđến 51 % nhu cầu về Kẽm và 79 % nhu cầu về Ma giê (ở người trưởng thành).

4. Chất đạm: Đậu nành là nguồn cung cấp đạm tự nhiên tuyệt vời. Trong 100 g đậu nành chứa đến 36, 69 g đạm (gấp gần 5 lần đậu đỏ). Có thể thấy, nhờ có lượng đạm cao mà sữa đậu nành hay tàu hủ non thường được dùng bồi dưỡng cho người bệnh.

5. Vitamin: Đậu nành là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin, trong đó có vitamin B6, C và K.

Nói tóm lại, hạt đậu nành là nguồn bổ sung năng lượng tiện lợi, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao (100 g đậu nành cung cấp đến 446 kcal, cao gần 4 lần đậu đỏ).

Bài thuốc chữa bệnh từ đậu nành

Theo y học cổ truyền, hạt đậu nành có vị ngọt, tính bình và thông vào các kinh Tỳ, Thận. Các tác dụng cơ bản của đậu nành có thể kể đến là hoạt huyết, giải độc, giải biểu, lợi thấp, bồi bổ, khu phong và điều trị vàng da (hoàng đản).

Với chứng suy nhược và đổ mồ hôi trộm, người ta thường dùng 100 g hạt đậu nành, 50 g lúa mì lép (hạt tiểu mạch lép) và 5 quả táo Tàu rồi nấu thành cháo ăn.

Đậu nành có tên khoa học là gì, tên tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Đậu nành, hay còn gọi là đại đậu, đậu tương, hoàng đậu miêu… Cây có tên khoa học là Glycine max, thuộc họ Đậu.

Trong tiếng Anh, đậu nành được gọi là “soybean” hoặc “soya bean”. Ở Trung Quốc, người ta gọi đậu nành là đại đậu (大豆) còn đậu đỏ là tiểu đậu (小豆). Ngoài ra, đậu nành còn được gọi là “hoàng đậu” (黄豆).

Các tên khoa học đồng nghĩa của đậu nành:
  • Dolichos soja
  • Soja soja
  • Soja angustifolia
  • Glycine hispida
  • Soja max
  • Glycine angustifolia 
  • Glycine gracilis
  • Glycine soja 
  • Soja viridis
  • Soja hispida
  • Soja japonica
  • Phaseolus max

Khi dùng đậu nành cần lưu ý điều gì? Tác hại của hạt đậu nành

1. Đậu nành là loại thực phẩm có tính bổ dưỡng cao. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng đậu nành ở mức vừa phải để bổ sung vào khẩu phần hàng ngày, không nên ăn như thức ăn chính hàng ngày.

2. Hạt đậu nành không có vitamin C mà khi được ủ thành giá đỗ, nó mới chứa loại vitamin này.

3. Không nên dùng đậu nành lúc bụng đói và không dùng quá 500 ml sữa đậu nành mỗi ngày.

4. Không nên dùng đậu nành đã bị mối mọt hay bị biến đổi gen (thông tin thêm: tập đoàn đậu tương trên thế giới hiện có tới vài ngàn chủng loại).

5. Không nên ăn keo chao quá nhiều vì sẽ gây ợ, nóng trong người…

6. Với bột đậu nành, các bạn nên tránh những loại bột đã được hút hết chất dầu (vì sẽ mất đi chất béo cùng các vitamin tan trong dầu).

7. Khi mua tàu hủ, bạn cần chú ý, tránh mua phải những miếng hơi nhày và có nhớt (loại này thường đã để lâu) và những miếng có màu trắng không tự nhiên (loại này thường đã được tẩy trắng).

8. Một số người có thể dị ứng với hạt đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (như cháu gái mình, sau khi ăn tàu hủ thì bị dị ứng, sưng mặt, nổi mề đay…).

Uống đậu nành, ăn đậu nành nhiều có tốt không?

Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên uống 3 lần, mỗi lần một ly là được (lưu ý không uống vào lúc đói).

Với tàu hủ (được làm từ đậu nành) thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây chóng mặt, buồn nôn… Đây là dấu hiệu của trúng thực.

Trước đây, mình rất ghiền tàu hủ và có lần ăn đến 6 miếng tàu hủ chiên (trong một buổi). Thế là sau đó, mình chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn suốt mấy tiếng đồng hồ, phải uống nước chanh, nước tắc và ăn một ít khóm cho dễ tiêu. Giờ đây, mặc dù vẫn rất thích hương vị của tàu hủ nhưng mình vẫn ám ảnh lần trúng thực đó, không dám ăn nhiều nữa.

Cái gì cũng vậy, ít quá thì thiếu nhưng nhiều quá thì sẽ gây hại. Vừa đủ là được, bạn cũng thấy vậy, phải không?

Xem thêm: Đậu đỏ có công dụng chữa bệnh gì? Xích tiểu đậu trong Đông y có phải là đậu đỏ không?

Tư liệu tổng hợp

  1. Uống đậu nành có tác dụng gì?, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_t%C6%B0%C6%A1ng
  2. Đức Minh, Những vị thuốc quanh ta, cây cỏ, rau củ và sức khỏe của bạn, NXB Hà Nội, trang 189.
  3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 930.
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 765.

Keyword: đậu nành có tác dụng gì

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 84

Bài viết liên quan

Ngủ đúng cách - Cơ thể này tự chữa lành
Nếu một ngày thức dậy, bạn bỗng thấy tâm trạng mình tệ hơn thì hãy làm những điều này (Sadhguru)
Đường phèn
Đường phèn có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?
Đường phên là đường gì, có công dụng gì
Đường phên mua ở đâu, có công dụng gì? Đường phên có phải là đường phía thô?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bệnh gan/ béo phì/ bồi bổ/ Gút/ hạ huyết áp/ mất ngủ/ mỡ máu cao/ táo bón/ tiểu đường/ tim mạch/ ung thư

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Rau cần tây (cần tàu) có tác dụng gì, chữa bệnh gì? (Apium graveolens)
Bài viết sau Tác dụng của cây trắc bách diệp và hạt bá tử nhân »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!