• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ 🔔🔔

Cùng mình hoàn thiện bản thân
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà

Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà

02/07/2021 13/11/2022 Cây Hoa Lá

Suy nhược thần kinh có các biểu hiện thường thấy là: dễ mệt mỏi, dễ hưng phấn, dễ buồn bã, chán nản, ngủ không ngon, hoa mắt, ù tai…

Ngày nay, suy nhược thần kinh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có chiều hướng gia tăng ở độ tuổi trung niên và thanh niên.

Nội dung chính ⇒

  • Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà
    • 1. Trà vỏ lê cải thiện suy nhược thần kinh
    • 2. Cháo long nhãn – gạo lức điều trị suy nhược thần kinh
    • 3. Cao dâu tằm tốt cho người bị suy nhược thần kinh
  • Thông tin thêm về suy nhược thần kinh

Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà

Sau đây là một số món ăn, bài thuốc giúp khắc phục chứng suy nhược thần kinh:

1. Trà vỏ lê cải thiện suy nhược thần kinh

Vâng, là vỏ của trái lê (hoặc trái táo tây, tức trái pom) đều được. Bạn lấy 1 quả vừa phải, ngâm nước muối rồi rửa sạch, gọt lấy vỏ rồi xắt nhỏ vỏ ấy ra.

Lê trắng Trung Quốc - suy nhược thần kinh nên ăn gì
Một loại lê thơm ngon (lê trắng Trung Quốc)
Vỏ quả táo tây (vỏ bom) - cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà
Vỏ quả táo tây (vỏ bom)

Sau đó, bạn cho vào nồi, thêm chút đường, đổ nước vào và nấu xôi rồi tắt bếp, dùng như uống trà (uống đều hàng ngày).

2. Cháo long nhãn – gạo lức điều trị suy nhược thần kinh

Bạn có thể mua long nhãn (nhãn nhục) trong các tiệm thuốc Bắc (hoặc trên mạng) còn gạo lức thì bạn mua ở chợ hay siêu thị đều có.

Suy nhược thần kinh nên ăn gì
Long nhãn

Để nấu cháo này, bạn cần 10 g long nhãn khô và 50 g gạo lức cho mỗi lần nấu.

Với long nhãn, bạn rửa sạch bằng nước ấm. Với gạo lức, bạn nấu cho chín nở rồi mới cho long nhãn vào, vặn lửa nhỏ cho đến khi nở mềm hết là được (mỗi ngày ăn 2 lần).

Long nhãn là vị thuốc bổ thần kinh rất hay, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây nóng trong người.

3. Cao dâu tằm tốt cho người bị suy nhược thần kinh

Bạn hái quả dâu tằm chín (ít nhiều tùy ý ), đem rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước và lược lại bằng tấm vải mỏng để được nước ép dâu tằm tươi.

Suy nhược thần kinh nên ăn gì - cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà
Quả dâu tằm chín

Sau đó, bạn cho vào nồi thủy tinh, nấu cho sôi và khi thấy nước hơi đặc lại thì cho mật ong vào (vừa đủ sao cho kẹo như si rô).

Sau đó, bạn tiếp tục dùng đũa tre khuấy đều tay và nấu cho đến khi cô đặc thành dạng cao thì tắt bếp, để nguội và cho vào bình thủy tinh để dùng dần (bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh).

Liều lượng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 – 2 muỗng bằng nước ấm (uống vào buổi sáng và tối).

Lưu ý: Không đựng hoặc nấu dâu tằm trong các vật chứa bằng kim loại (nên dùng nồi đất, nồi thủy tinh, chén sứ, đũa gỗ…).

Những người không nên ăn dâu tằm: Người tỳ vị hư hàn, hay lạnh bụng, tiêu chảy, sợ lạnh, ho cảm do phong hàn, người hư phổi và bị tiểu đường không nên dùng. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng không nên dùng nhiều.

Thông tin thêm về suy nhược thần kinh

Trên thực tế, có đôi khi suy nhược thần kinh còn do chúng ta suy nghĩ, lo âu quá nhiều.

Vì vậy, ngoài các bài thuốc và các món ăn tẩm bổ từ bên trong, chúng ta cũng cần bỏ bớt những suy nghĩ, lo toan khiến cho tinh thần mệt mỏi.

Hãy dành ra ít nhất một buổi để nghỉ ngơi thư giãn giữa thiên nhiên.

Vì bạn biết không, thiên nhiên có cách chữa lành của nó và sau những giây phút tiếp xúc với thiên nhiên, bạn sẽ được sạc lại năng lượng, tâm trí tĩnh lặng, minh mẫn hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn và bớt stress hơn.

Nếu không có điều kiện ra ngoài đi dạo, bạn có thể mua một vài chậu hoa nhỏ để làm một góc vườn xinh xinh bên nhà. Bạn cũng có thể đặt một chậu cây lên bàn làm việc, như thế sẽ giúp tâm trí bạn dễ chịu hơn.

Cuối cùng, không gì hơn chính là bạn biết yêu thương bản thân mình, sẵn sàng dành thời gian cho nó hồi sức.

Nếu bạn keo kiệt với chính mình thì một ngày không xa, khi cơ thể đã bị bạn vắt kiệt, nó sẽ không còn nghe lời bạn nữa!

Xem thêm: 12 lời khuyên của người xưa giúp ngăn ngừa bệnh tật (ngũ lao thất thương)

Từ khóa: suy nhược thần kinh nên ăn gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 30

Bài viết liên quan

Bắp cải
Công dụng của bắp cải trắng và tác hại của bắp cải
Gương sen và hạt sen
Tác dụng của hạt sen và tác hại của hạt sen
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải) có tác dụng gì, bao nhiêu calo và có tốt cho bà bầu không?

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: suy nhược

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 🔔🔔

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Lời khuyên về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
Bài viết sau Bài thơ: Bài học vỡ lòng »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Bảo vệ: TƯ DUY KINH DOANH BỀN VỮNG – 12 BÀI HỌC TỪ SADHGURU

28/01/2023

Bảo vệ: Bản thảo: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

24/01/2023

Vì sao Sadhguru lại giao thiệp với các lãnh đạo?

21/01/2023

Cứu đất save soil bài ca cứu đất tôn vinh đất

Giới thiệu sách sắp in: Tư duy kinh doanh bền vững – 12 bài học từ Sadhguru

21/01/2023

Sadhguru

Kinh tế có quan trọng với người thực hành tâm linh không? (Sadhguru)

20/01/2023

Sadhguru

Chuẩn bị gì cho tương lai? (Sadhguru)

20/01/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!