• Sadhguru và các tác giả khác
  • Hạt giống tâm hồn
  • Cảm nghiệm cá nhân
  • Trà dư tửu hậu
  • Văn chương Cộng tác viên
  • Tản mạn
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Thảo dược
  • Món ngon dễ làm
  • Sáng tác văn học
  • Góc trồng cây

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ!

💗💗💗💗💗💗💗GIÁ 99 k/ quyển 💗💗💗💗💗💗🌿🌿🌿🌿NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA MÌNH NHÉ 🌿🌿🌿🌿

Sách Tư duy thành công trong mọi ngành nghề bài học từ Sadhguru
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Hoài sơn có tác dụng gì? Củ mài làm món gì?

Hoài sơn có tác dụng gì? Củ mài làm món gì?

01/10/2021 12/11/2022 Cây Hoa Lá

Ở Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc có một loại khoai hay mọc trong rừng, trước đây thường được đào về, nấu ăn đỡ đói (hoặc làm thành bột để làm bánh) nhưng hiện nay thì đã trở thành đặc sản xuất khẩu, đó là khoai mài (hay còn gọi là củ mài, trong Đông y gọi là hoài sơn).

Củ mài (hoài sơn) tươi
Củ mài (hoài sơn)

Nội dung chính ⇒

  • Hoài sơn (củ mài) có tác dụng gì?
    • 1. Củ mài (hoài sơn) làm thực phẩm dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể
    • 2. Củ mài (hoài sơn), dược liệu dưỡng da, làm đẹp
    • 3. Củ mài (hoài sơn) và công dụng làm thuốc chữa bệnh
  • Vấn đề hoài sơn sấy lưu huỳnh
  • Lưu ý khi dùng hoài sơn (củ mài khô ở dạng thành phẩm)
  • Người nào không nên dùng hoài sơn (củ mài)?
  • Tư liệu tham khảo

Hoài sơn (củ mài) có tác dụng gì?

Hoài sơn (củ mài) là một loại thực phẩm – dược liệu quý, có thể dùng làm đẹp, dưỡng sinh và điều trị bệnh.

1. Củ mài (hoài sơn) làm thực phẩm dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể

Củ mài tươi có thể dài đến 1, thịt củ nhầy, có màu trắng và chứa nhiều tinh bột. Được biết, củ mài có thể nấu cháo, nấu chè, hấp, luộc, xào, nấu canh, hầm thịt hay kho nghệ…, tất cả đều ngon!

Củ mài (hoài sơn) luộc
Củ mài (hoài sơn) luộc

Theo y học cổ truyền thì củ mài có tác dụng dưỡng âm, bổ ngũ tạng (bổ thận, tốt do dạ dày, lá lách, tim và phổi). Bên cạnh đó, kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng còn cho thấy củ mài chứa chất đạm, tinh bột, chất đường, vitamin C, cholin… và nhiều chất khác.

2. Củ mài (hoài sơn), dược liệu dưỡng da, làm đẹp

Củ mài còn được dùng trong nhiều công thức làm đẹp cổ truyền. Trong đó, có thể kể đến những cách đơn giản như:

  • Dùng tươi: Lấy một ít củ mài tươi, gọt vỏ, giã nát phần thịt rồi thoa lên da, sau 20 phút thì rửa mặt lại với nước. Cách này giúp da trắng mịn, mát mẻ và giảm mụn (mỗi tuần thực hiện 2 hoặc 3 lần).
Củ mài (hoài sơn) tươi
Củ mài (hoài sơn) tươi
  • Dùng khô (bột củ mài): Bột củ mài được kết hợp cùng bột cam thảo, bột bạch chỉ, bột thiên hoa phấn… (với tỉ lệ bằng nhau) và dùng để rửa mặt, làm sạch và mịn da, giảm nhờn, đồng thời còn giúp trắng da và giảm mụn. Cách dùng như sau: mỗi ngày, lấy một ít hỗn hợp bột, hòa chút nước cho sệt sệt rồi thoa lên mặt trong 5 phút, sau đó rửa lại với nước. Với những công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi thì nên rửa mặt bằng các loại bột thảo dược để làm sạch bụi một cách an toàn.
Hoài sơn (củ mài) có tác dụng gì
Củ mài (hoài sơn)

3. Củ mài (hoài sơn) và công dụng làm thuốc chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, củ mài (hoài sơn) có tính bình và có các công dụng như:

  • Bổ tâm, tỳ, vị, phế, thận.
  • Điều trị suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt.
  • Điều trị tả lỵ lâu ngày.
  • Giúp mạnh gân xương.
  • Điều trị chứng háo khát ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Điều trị di mộng tinh và hoạt tinh.
  • Điều trị bạch đới.
  • Điều trị suy thận khiến cho đi tiểu luôn, đau mỏi lưng…
  • Điều trị đổ mồ hôi trộm.

Cách dùng: Mỗi ngày, lấy từ 12 – 24 g hoài sơn (củ mài đã phơi khô, thái lát), nấu lấy nước uống. Khi thấy hoài sơn chín, từ màu trắng đục chuyển thành trắng trong thì bạn uống nước và ăn cả cái cũng được.

Hoài sơn (loại tốt)
Hoài sơn (loại tốt)

Bài thuốc kết hợp điều trị tiểu đường: dùng 15 g hoài sơn (củ mài, loại tốt, có màu trắng bột) kết hợp với 12 g thiên hoa phấn (rễ củ dây qua lâu, có màu trắng bột) và 12 g thạch hộc (mua ở hiệu thuốc Bắc), tất cả cùng cho vào nồi, nấu với 4 chén nước cho đến khi nước rút còn 1 chén rưỡi thì tắt bếp và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Lựa chọn: Bạn nên chọn hoài sơn loại tốt, trắng mịn, thơm rõ rệt, khi nấu chín thì chuyển sang màu trắng trong suốt, thịt dẻ và thơm ngon (hoài sơn xuất khẩu). Còn loại hoài sơn có màu hơi ngả vàng, không thơm thì khi nấu lên sẽ bở rệp, không ngon bằng.

Nguồn gốc: Hiện nay, dược liệu hoài sơn đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, bạn nên chọn hoài sơn Việt Nam để làm thực phẩm và làm thuốc nhé (hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hoài sơn Việt Nam).

Lưu ý: Chọn nơi cung cấp uy tín, không dùng chất bảo quản để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng hoặc hàng bị pha trộn, làm giả (chẳng hạn như lấy củ khoai mì, củ cọc rào… rồi trộn cùng hoài sơn để bán vì chúng rất giống nhau).

Hoài sơn (củ mài) có tác dụng gì
Củ mài (hoài sơn)

Vấn đề hoài sơn sấy lưu huỳnh

Hoài sơn nhiều tinh bột nên dù phơi khô cũng rất dễ bị nấm mốc.

Vì vậy, hoài sơn nói riêng và các loại thuốc Bắc nói chung đa phần đều phải trải qua quá trình sấy lưu huỳnh (để tránh ẩm mốc).

Được biết, lưu huỳnh là chất độc nhưng nếu dùng với lượng nhỏ, đúng quy định thì nó không gây hại mà còn giúp bảo quản dược liệu lâu hơn.

Mặt khác, lưu huỳnh là chất dễ bay hơi. Vì vậy, sau khi rửa và sắc nấu hàng giờ thì nó cũng đã hao hụt bớt.

Tuy nhiên, hiện nay, thật khó xác định nhà cung cấp nào sử dụng lưu huỳnh và sấy thuốc đúng chuẩn. Vì vậy, chúng ta cũng cần kiêng dè, chú ý trong lựa chọn nhà cung cấp để tránh dùng phải hoài sơn nhiễm lưu huỳnh vượt quá dư lượng cho phép.

Dược liệu hoài sơn
Hoài sơn và các vị thuốc khác trong công thức sâm bổ lượng

Lưu ý khi dùng hoài sơn (củ mài khô ở dạng thành phẩm)

  • Sau khi mua hoài sơn (ở dạng thành phẩm, dược liệu), bạn nên đem ra phơi lại cho lưu huỳnh bay hơi bớt.
  • Rửa thuốc trước khi sắc nấu để làm giảm bớt lượng lưu huỳnh còn sót lại (nếu nấu riêng hoài sơn thì nên mở nắp để lưu huỳnh bay hơi).
  • Dùng đến khi hết bệnh thì ngưng, không được lạm dụng.
  • Nên ưu tiên mua hoài sơn không có chất bảo quản.

Người nào không nên dùng hoài sơn (củ mài)?

  • Bà bầu và bà mẹ sau sinh nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
  • Người cơ địa hư hàn, hay chướng bụng, lạnh tay chân không nên dùng nhiều.

Tư liệu tham khảo

  1. Dùng hoài sơn (củ mài) để làm đẹp và làm thuốc cần lưu ý gì, https://caythuoc.org/dung-hoai-son-cu-mai-de-lam-dep-va-lam-thuoc-can-luu-y-gi.html
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1.
  3. Củ mài (hoài sơn) nấu món gì để dưỡng khí huyết và dưỡng da bóng mịn?, https://caythuoc.org/cu-mai-hoai-son-nau-mon-gi-de-duong-khi-huyet-va-duong-da-bong-min.html

Xem thêm: Củ hủ dừa có công dụng gì?

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn
Post Views: 277

Bài viết liên quan

Đậu hủ trắng được làm từ hạt đậu nành
Đậu hũ (tàu hủ) kỵ với gì? Đậu hũ nấu món gì tốt cho sức khỏe?
Cây nhàu trị bệnh gì
Cây nhàu, trái nhàu và lá nhàu trị bệnh gì? Cách làm món cá đuối hấp lá nhàu
Giàn mướp
Công dụng của trái mướp và tác hại của quả mướp

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bồi bổ/ di mộng tinh/ hoạt/ kiết lỵ/ suy nhược/ tiêu chảy/ xương khớp

💎💎💎KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI 💎💎💎🌿🌿🌿 NHẤP VÀO ẢNH ĐỂ XEM NHÉ! 🌿🌿🌿

Sadhguru Tiếng Việt
Bài viết trước « Giải thích các thuật ngữ y học cổ truyền (… nghĩa là gì?)
Bài viết sau Tác dụng của khoai lang: giảm cân, trị táo bón, tiểu đục, di tinh, ngừa say tàu xe… »

Sidebar chính

Bài viết mới nhất

Sadhguru

Sự thật về Thượng đế (Sadhguru)

27/03/2023

Chúa ôm con che chở tình thương

Sadhguru trả lời: Chúa có dẫn bạn đến thiên đường không?

27/03/2023

Sadhguru Kỹ thuật nội tâm

Rơi nước mắt – một khía cạnh khác của Sadhguru – Bí mật lớn nhất của Sadhguru

25/03/2023

Chiếc nhẫn bằng đồng hình con rắn

Chiếc nhẫn bằng đồng, hình con rắn, được thánh hiến tại Isha, do Sadhguru thiết kế (giá 120 k)

11/03/2023

Hạt kim cang cho trẻ em Isha sadhguru

Hạt kim cang cho trẻ em dưới 14 tuổi, được thánh hiến tại Isha (Ấn Độ, Sadhguru đề xuất) giá 120 k

11/03/2023

Sách của Sadhguru

Sách của Sadhguru – vì sao đến nay vẫn chưa có ai dịch chính thức?

10/03/2023

Thông tin trên CâyHoaLá.com chỉ mang tính tham khảo. Vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng!