• Thảo dược
  • Món ăn bài thuốc
  • Trà dư tửu hậu
  • Góc trồng cây
  • Cây có độc
  • Làm đẹp

CâyHoaLá.com

Blog chia sẻ về cây hoa lá!

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Điều khoản và điều kiện
  • Chính sách bảo mật
Trang chủ » Thảo dược » Hồng hoa, thuốc trị bế kinh, đau bụng kinh do ứ huyết và thai chết trong bụng không ra được

Hồng hoa, thuốc trị bế kinh, đau bụng kinh do ứ huyết và thai chết trong bụng không ra được

01/11/2020 04/01/2021 Cây Hoa Lá

Hồng hoa là vị thuốc nổi tiếng trong điều trị bế kinh, trễ kinh, đau bụng kinh do ứ huyết. Không chỉ thế, vị thuốc này còn giúp trục thai chết trong bụng ra và chữa được nhiều chứng bệnh khác.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai và rong kinh không được dùng.

Nội dung chính ⇒

  • Hồng hoa là vị thuốc gì?
  • Hồng hoa – thuốc trị bế kinh hiệu quả
  • Các bài thuốc có dùng hồng hoa
  • Các ghi chép điển hình về công dụng của hồng hoa
  • Thông tin thêm
  • Tư liệu tổng hợp

Hồng hoa là vị thuốc gì?

Cây hồng hoa, hay còn gọi là cây rum, hồng lam hoa, dương hồng hoa, thảo hồng hoa, thạch sinh hoa… Cây có tên khoa học là Carthamus tinctorius.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây hồng hoa chính là các cánh hoa (hái khi hoa đang nở, vào thời điểm các cánh hoa chuyển từ màu vàng sang màu đỏ).

Hồng hoa
Hồng hoa

Sau khi hái, ta đem phơi ở chỗ râm mát, có gió nhẹ cho thuốc tự khô dần hoặc phơi ở chỗ có nắng nhẹ. Nếu phơi quá nắng, dược liệu sẽ bị đổi màu.

Được biết, cây hồng hoa thường sống từ 1 – 2 năm, thường chỉ cao dưới 1, 5 m, mép lá có nhiều gai và cho nhiều hoa dưới dạng hình đầu, to khoảng 3 cm.

Cây hồng hoa
Cây hồng hoa

Hoa hồng hoa (hay còn gọi là hoa rum) có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu đỏ cam và có mùi thơm rất nhẹ, sau khi phơi khô sẽ có màu đỏ đậm pha lẫn màu cam. Chính vì thế, nó được gọi là hồng hoa (chữ “hồng” trong Hán ngữ, Hoa ngữ là để chỉ màu đỏ, ví dụ như “hồng bao” là bao lì xì đỏ).

Vị thuốc hồng hoa trị bế kinh
Vị thuốc hồng hoa

Được biết, màu của hồng hoa có được là do sắc tố màu đỏ rum (carthamin C21 H22 O11) và sắc tố màu vàng (safflower yellow C24 H30 O15).

Hồng hoa – thuốc trị bế kinh hiệu quả

Theo y học cổ truyền, hồng hoa có vị cay, tính ấm. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng thực tế cho thấy hương vị của hồng hoa rất nhẹ, hầu như có vị lạt và cũng dễ uống.

Công dụng của hồng hoa được nói đến trong nhiều sách về y học. Trong có, các công dụng chính có thể kể đến là:

  1. Hoạt huyết, giúp máu huyết lưu thông, phá tan máu ứ và sản sinh máu mới.
  2. Giúp thông kinh, chữa bế kinh, mất kinh, kinh nguyệt xấu và đau bụng khi hành kinh.
  3. Dùng trong trường hợp sinh khó khiến thai nhi bị chết trong bụng không ra được.
  4. Dùng cho phụ nữ sau sinh bị máu xấu không ra hết được.
  5. Dùng trong trường hợp bị tụ máu bầm do té ngã.
  6. Điều trị khí hư, viêm buồng trứng, viêm tử cung mạn tính, viêm phổi, viêm dạ dày.
  7. Giúp giải nhiệt và làm ra mồ hôi.

Liều dùng thông thường: từ 3 đến 9 g thuốc mỗi ngày. Cách dùng: nấu lấy nước uống hoặc hãm uống như trà (nếu hãm như trà thì hãm 2 – 3 lần nước, mỗi lần 1 chén nước sôi và đợi nguội dần thì uống).

Hồng hoa thuốc trị bế kinh, giúp giảm đau bụng kinh
Hồng hoa giúp giảm đau bụng kinh, điều trị bế kinh

Đối tượng tránh dùng hồng hoa: 

Hồng hoa chỉ hợp với trường hợp ứ huyết, vì vậy, những người bị bệnh mà không phải do máu ứ (ứ trệ) thì không nên dùng. Bên cạnh đó, bà bầu và những người đang bị rong kinh… cũng không nên dùng (vì hồng hoa có thể gây sảy thai).

Các bài thuốc có dùng hồng hoa

1. Hồng hoa chữa đau bụng khi có kinh nguyệt

Cách 1: Mỗi ngày, lấy 3 đến 9 g hồng hoa (khoảng 1 muỗng canh hơi vung), hãm uống như trà và hãm nhiều lần nước cho ra hết thuốc (mỗi lần hãm 1 chén). Bài thuốc này uống trước hay trong khi có kinh đều được.

Cách 2: Lấy một ít rượu hâm nóng rồi để 9 g hồng hoa vào, đợi nguội thì chia thành ba lần uống trong ngày (dùng rượu trắng thông thường).

Cách 3: Dùng 4,5 g hồng hoa, 9 g hương phụ (củ cỏ gấu), 3 g xuyên khung và 9 g đương quy, tất cả cho vào ấm và nấu lấy nước uống (uống trước khi hành kinh). Nếu không sắc uống, bạn có thể dùng các vị trên ngâm rượu rồi uống cũng được.

2. Hồng hoa giúp trục thai chết trong bụng ra

Cách dùng như sau: mỗi ngày, lấy 9 g hồng hoa và một ít rượu, đun nóng rồi để ấm lại thì uống.

Các ghi chép điển hình về công dụng của hồng hoa

1. Sách của Chu Đan Khê (đời Nguyên) có ghi lại công dụng của vị thuốc này như sau: “Hồng hoa dùng nhiều thì tán huyết, dùng ít thì nuôi huyết“.

2. Sách của Mậu Hy Ung (đời Minh) cũng ghi như sau: “Hồng hoa” là yếu dược hành huyết. Huyết xấu ra hết thì các chứng cấm khẩu, đau bụng khỏi cả, tử thai trong bụng cũng theo ra“.

Thông tin thêm

1. Ở Ấn Độ, hồng hoa còn được xem là thuốc an thần, điều trị sởi và bệnh tinh hồng nhiệt.

2. Hồng hoa còn được gọi là hoa rum nhưng nó khác với một loại hoa khác cũng được gọi là hoa rum, đó là hoa thủy vu (loài này được trồng nhiều ở Đà Lạt).

3. Cây hồng hoa đã được di thực vào nước ta từ nhiều năm trước và được trồng nhiều ở tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, nguồn dược liệu tại các hiệu thuốc hiện tại hầu như đa phần vẫn được nhập từ Trung Quốc (ở Trung Quốc, cây này được trồng nhiều tại các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, An Huy…).

Các bài viết liên quan:

  1. Cách giảm đau bụng kinh dữ dội có kèm nhức lưng (do ứ huyết)
  2. Đau bụng kinh uống thuốc gì hiệu quả? Hồng hoa, thuốc trị bế kinh
  3. Nên dùng thuốc gì để trị bế kinh (hồng hoa hay nhụy hoa nghệ tây?)

Tư liệu tổng hợp

  1. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 41.
  2. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 999.
  3. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 129.
  4. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương, Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, 2002, trang 292.
  5. Hồng hoa, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_hoa

Bài viết liên quan

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ
Nên ăn gì để giảm đau bụng kinh? Uống thuốc gì để giảm đau bụng kinh?
Hồng hoa
Hồng hoa trị đau bụng kinh có phải là hoa hồng không? Hồng hoa là vị thuốc gì?
Hoa lan tiêu (lăng tiêu)
Hoa lăng tiêu (lan tiêu) giúp tan máu bầm, điều trị bế kinh và viêm loét âm đạo

Chuyên mục: Thảo dược Thẻ: bế kinh/ đau bụng kinh/ kinh nguyệt không đều/ trễ kinh

Bài viết trước « Phụ nữ bị đau bụng kinh, bế kinh nên ăn gì, uống thuốc gì hiệu quả
Bài viết sau Bế kinh và đau bụng kinh, nên dùng hồng hoa hay nhụy hoa nghệ tây? »

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Hoa

Phân biệt 5 loại hoa: vô ưu, sa la, ưu đàm, ngọc kỳ lân và vàng anh lá bé

24/11/2020

Đường thốt nốt nguyên chất mua ở đâu

Đường thốt nốt truyền thống, không hóa chất được bảo quản bằng gì?

15/10/2020

Sương sâm

Cách vò lá sương sâm làm thạch và công dụng của sương sâm

14/09/2020

Cây sương sâm mua ở đâu cách ươm cây sương sâm

Cách ươm hạt, giâm cành, nhân giống cây sương sâm (lá lông và lá trơn)

01/07/2020

Cách nấu sâm bổ lượng ngon nhất và chi tiết từng bước (lưu lại để dùng)

25/06/2020

Nhang đàn hương

Hương chiên đàn đã được người Trung Hoa dùng trong trị liệu từ khi nào?

03/02/2020

hoa-xac-thoi

Những loài hoa lớn nhất, nhỏ nhất và chậm ra hoa nhất trên thế giới

07/01/2020

Cây và trái si rô

Cây si rô là cây gì? Công dụng và cách nhân giống cây si rô (Carissa carandas)

31/12/2019

Cây quế trong ca dao, thơ ca là những cây gì?

07/12/2019

“Cây quế cung trăng”, tương truyền có phải là cây mộc hương?

03/12/2019

Chiên đàn thụ và tượng Phật

Hình tượng cây chiên đàn hay chính là hoàng thân Miên Thẩm? (Chiên đàn thụ)

26/11/2019

Trương Chi

Chén bạch đàn trong truyện Trương Chi được làm từ gỗ gì? (đàn hương)

23/11/2019

Nhất chi mai (Nhị độ mai)

“Đêm qua sân trước một nhành mai” có phải là cây Nhất chi mai?

22/11/2019

Dưa hành củ kiệu

Vì sao ngày Tết, người Việt Nam hay ăn dưa hành củ kiệu?

21/01/2021

Củ gừng

3 nghiên cứu về tác dụng giảm cân của gừng

03/01/2021

Sương sâm hạt é

Cách giảm cân từ củ gừng, rau cần tây và sương sâm, hạt é

31/12/2020

NHẬN BÀI VIẾT MỚI QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Copyright © 2021 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập