Hương thơm tự nhiên với hương thơm nhân tạo, cái nào độc hơn?
Câu trả lời là như nhau nha, bởi vì thứ tạo thành hương thơm đó là một chất nhất định, có công thức cấu tạo riêng.
Ví dụ, chất tạo nên hương thơm của quế khâu mà mình hay nấu bún bò là cinnamaldehyde, C9H8O.
Nó chỉ khác ở chỗ: một cái thì trích từ tự nhiên như từ lá, hoa, quả, rễ cây, nhựa cây… hoặc từ một loại quặng, một loại đá nào đó…
Sau đó người ta đo khối lượng riêng của hương thơm đó rồi dựa vào hóa trị và các phản ứng test để xác định tên hóa học của nó (ví dụ như dầu chuối có tên hóa học là C7H14O2 (phải không các nhà hóa học, em dốt hóa) kaka).
Sau khi biết công thức hóa học rồi thì người ta mới điều chế chất đó trong phòng thí nghiệm (dùng các chất khác phản ứng hóa học với nhau để thu lấy chất đó).
Cho nên xét đến tận cùng bản chất hương thơm thì ta thấy hương tự nhiên và hương nhân tạo là một.
NHƯNG…
1.
Hương liệu hóa học (nhân tạo, tổng hợp) lại gây nhiều tai tiếng hơn, bởi vì mọi người luôn có cảm giác là nó độc hại.
Mà thực tế thì nó gây hại nhiều hơn luôn, bởi vì lý do rất đơn giản: dùng quá liều 🙂.
Ví dụ, để có được 1 kg tinh dầu hoa hồng nguyên chất, bạn phải chiết xuất 3,5 tấn cánh hoa. Vậy thì 1 g tinh dầu hoa hồng tương đương với 35 kg cánh hoa. Mà 1 g là tí xíu luôn ak, nhưng lại tương đương 35 kg hoa kaka.
Nên khi bạn ngửi 1 bông hoa hồng, hương thơm nhẹ dịu nồng nàn vừa đủ để bạn thoải mái và phê. Nhưng khi bạn dùng tinh dầu thì khác, chỉ cần dư 1 giọt thôi là đã khác cả chục kg hoa rồi kaka. Với nồng độ cao, bạn chắc chắn sẽ bị say thôi, mà nói khoa học hơn là ngộ độc hương liệu.
Bất cứ cái gì, hễ quá liều thì đều gây hại cho cơ thể, cho nên hương hóa học gây hại đa phần là vì cách sử dụng chứ không phải bản chất của nó.
Vấn đề thứ hai là: hương tự nhiên là một dạng hỗn hợp, trong khi hương hóa học (nhân tạo) là thuần hương luôn. Ví dụ hé, Khi bạn chưng cất hoa hồng và thu được cái gọi là tinh dầu hoa hồng thì nó thường sẽ có các chất sau: Rose oxide, Beta-damascenone, Beta-damascone, Carvone, Eugenol, Citronellyl acetate.
Các hợp chất này chỉ chiếm khoảng 1% trọng lượng tinh dầu nhưng lại tạo ra 90% mùi hương của tinh dầu.
Vậy nên, 99 % còn lại là những chất phụ và nó có những hương riêng của nó. Chính những chất phụ này – những hương riêng này lại đóng vai trò quan trọng, giúp tinh dầu tự nhiên có mùi hương dịu hơn và đặc trưng hơn tí xíu, điều đó khiến bạn cảm thấy tự nhiên và thoải mái hơn.
Trong Đông y người ta cũng nhắc đến chất trơ. Đó là những chất không có dược tính nhưng lại có vai trò quan trọng, bởi vì khi đi vào cơ thể, nó đóng vai trò trung hòa, giúp cơ thể đỡ bị sốc bởi một lượng dược chất lớn. Uống thuốc Tây y dễ bị tác dụng phụ là vì viên thuốc đi vào cơ thể ở dạng hoạt chất hàm lượng cao, tác dụng nhanh nên dễ gây độc nội tạng.
Mà ngay cả thuốc Đông y, nếu uống liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây độc, cái này không cần bàn cãi nữa (hiển nhiên nó rất chậm và nếu cơ thể đủ sức thì sẽ tự chữa lành).
Cho nên trong các dạng thuốc Đông y thì uống dạng bột là thân thiện với cơ thể nhất vì nó nhiều chất trơ.
3.
Hương liệu nhân tạo thân thiện với môi trường hơn hương liệu tự nhiên, bởi vì nó dễ sản xuất.
Ngược lại, nếu bạn muốn dùng hương tự nhiên cho thực phẩm, bánh kẹo, nước uống với số lượng lớn… thì bạn phải trồng hàng hecta cây xá xị, hàng hecta cây hoa hồng, dâu tây… sau đó thu hoạch, chưng cất chỉ để lấy tinh dầu.
(trong khi trong phòng thí nghiệm, chỉ cần điều chế và tách ra chất cần dùng là xong, mặt khác, quy trình nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm còn giúp tạo ra những chất đồng nhất về chất lượng).